Trường học trong dự án là nhu cầu tất yếu của cộng đồng cư dân đô thị tại các thành phố lớn - Ảnh minh họa
Đây là hướng đi nhằm gia tăng giá trị và thanh khoản sản phẩm, tạo dựng uy tín, thương hiệu trên thị trường của các chủ đầu tư.
Từ một bài toán xã hội…
Thị trường bất động sản khởi sắc trong những năm qua kéo theo sự bùng nổ của hàng loạt dự án, khu đô thị.
Đáng chú ý, phần lớn các khu đô thị, các dự án mới chỉ tập trung tạo nên những khối nhà cao tầng mà bỏ quên hàng loạt hạ tầng xã hội, trong đó có trường học.
Sự thiếu đồng bộ này đã đẩy Hà Nội vào một bài toán xã hội đầy thách thức là thiếu hụt trầm trọng trường học tại các khu vực nội đô.
Một khảo sát của Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy trong số 78 dự án khu đô thị mới có quy hoạch đất xây dựng công trình hạ tầng xã hội (nhà trẻ, trường học phổ thông, nhà văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng, vườn hoa, cây xanh), mới có 36 dự án được đầu tư xây dựng theo quy hoạch, 27 dự án đang thực hiện cùng với tiến độ xây dựng nhà ở, 15 dự án đầu tư xây dựng chưa đồng bộ với tiến độ xây dựng nhà ở.
Thực tế này dẫn tới bất cập là rất nhiều chung cư ở Hà Nội thiếu nghiêm trọng trường học. Nhiều trường tiểu học công Hà Nội đang oằn mình gánh 60-70 học sinh/lớp trong khi quy định của Bộ Giáo dục là tối đa 35 học sinh/lớp.
Đáng chú ý, ở một số trường, dù sĩ số lên tới 60-70 học sinh/lớp nhưng không đủ cơ sở vật chất để cung ứng, phải tổ chức cho các lớp nghỉ học luân phiên trong tuần và học bù vào ngày cuối tuần.
Với thực trạng này, rõ ràng một dự án nhà ở phát triển trường học đi kèm như một tiện ích thiết yếu sẽ trở thành điểm cộng trong lựa chọn chốn an cư của người dân. Đây là cơ sở để nhiều chủ đầu tư phát triển bất động sản trường học trong chính dự án nhằm hút khách hàng.
Thực tế cũng đã chứng minh một dự án nhà ở có tiện ích nội khu là các cơ sở giáo dục hoặc gần những trường học trọng điểm, chất lượng cao luôn có ưu thế về thanh khoản.
… đến số ít trường học trong dự án
Đầu tư các cơ sở giáo dục trong một dự án bất động sản là câu chuyện đường dài. Mô hình trường học trong dự án cần quỹ đất lớn nhưng không mang lại lợi nhuận lớn và ngay lập tức như việc xây nhà ở.
Đó là lý do vì sao rất nhiều chủ đầu tư chỉ tập trung vào xây nhà để bán và thường "bỏ quên" những tiện ích như trường học, công viên, cây xanh… đã hứa hẹn ban đầu với cư dân.
Những năm gần đây, dù vẫn còn hiếm hoi nhưng thị trường đã ghi nhận một số đơn vị bất động sản mạnh tay phát triển trường học trong dự án như Vingroup, Vihajico, Capital House, góp phần đưa các dự án này phát triển và định hình theo mô hình nhà ở phức hợp mở.
Xu hướng trường học trong dự án - Ảnh 2.
Những năm gần đây, dù vẫn còn hiếm hoi nhưng thị trường đã ghi nhận một số đơn vị bất động sản mạnh tay phát triển trường học trong dự án.
Ở các mô hình phức hợp mở, tổ hợp hệ thống tiện ích, dịch vụ được tích hợp trong nội khu không chỉ cung cấp dịch vụ cho cư dân dự án mà còn cho cả cư dân các vùng lân cận. Do đó, trường học trong dự án sẽ không chỉ phục vụ người dân mua nhà tại dự án mà còn hướng tới phục vụ nhu cầu của cư dân những khu lân cận.
Tiên phong trong lĩnh vực phát triển trường học trong dự án là Vingroup với hệ thống giáo dục Vinschool từ bậc mầm non đến trung học phổ thông với 27 cơ sở trên toàn quốc, tập trung tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng. Tổng số học sinh của hệ thống Vinschool đã đạt khoảng 23.000 em.
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico), chủ đầu tư Ecopark, cũng chú trọng kiến tạo môi trường giáo dục tại dự án. Trong 500 ha của khu đô thị có tới hơn 20 trường học đạt chuẩn từ mầm non tới trung học phổ thông, đại học quốc tế cùng nhiều trung tâm ngoại ngữ, nghệ thuật, kỹ năng sống.
Tập đoàn Capiatal House cũng đầu tư lĩnh vực giáo dục với 2 thương hiệu GCA và Genesis, phục vụ cư dân mua nhà tại các dự án chung cư của tập đoàn và người dân khu vực lân cận. Đáng chú ý, cả hai hệ thống giáo dục này đều được xây dựng đạt chuẩn công trình trường học xanh của Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC).
Các chuyên gia cho rằng, phát triển mô hình trường học mở trong các khu đô thị cần được tích cực nhân rộng, vì nó góp phần đáng kể trong việc giải quyết bài toán về trường học cho cư dân trong các khu đô thị lớn, đặc biệt là tại các khu vực đông dân cư.
Còn theo bà Đỗ Thùy Chi, phó chủ tịch Capital House, việc xây dựng trường học không chỉ đem lại giá trị gia tăng cho cư dân mà còn mang lại thương hiêu cho chủ đầu tư.
Tuy nhiên, không phải chủ đầu tư nào cũng đủ lực thực hiện, bởi đối với mô hình trường học, việc hoàn vốn cần nhiều thời gian hơn, riêng trường học xanh, điểm hoàn vốn lên tới 12 năm.
Bà Chi nhấn mạnh đầu tư trường học trong dự án, bên cạnh bài toán cân bằng lợi nhuận thì giá trị đối với cộng đồng xã hội cũng là đích đến của các chủ đầu tư phát triển mô hình này.
THÚY AN
https://nhadat.tuoitre.vn/xu-huong-truong-hoc-trong-du-an-20190621110817889.htm
Chia sẻ:
Trước tình hình thị trường bất động sản TPHCM gặp nhiều khó khăn vì thủ tục hành chính quá nhiêu khê, các doanh nghiệp bất động sản đã về các tỉnh vùng ven để tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. Một trong những địa phương mà giới đầu tư hướng đến là thị trường Long An- đây được đánh giá một thị trường đầy tiềm năng, lại liền kề với TPHCM nơi nhu cầu nhà ở rất lớn nhưng không thể đáp ứng đầy đủ.
TP HCM Với số vốn chục tỷ đồng có thể tậu nhà phố dự án nằm ở ngoại thành, còn chọn nội thành chỉ mua được nhà trong hẻm.
Mấy ngày qua, một số ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động 0,1 - 0,2% một năm dù mùa kinh doanh cao điểm đến gần.
Hàng loạt công trình hạ tầng thành hình hài, một vóc dáng của TPHCM năng động, lột xác phát triển từng ngày. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, việc xây dựng nhà ở xã hội để bố trí cho những hộ gia đình thu nhập thấp là nhu cầu hết sức bức thiết.
Trong thị phần bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay, bất động sản sân golf đang dần trở thành kênh hấp dẫn, hút mạnh dòng tiền đầu tư và được các tập đoàn lớn đặc biệt quan tâm.
Sau hơn 10 năm gắn bó với lĩnh vực đầu tư, phát triển bất động sản, Tran Anh Group đã dồn tâm huyết và nguồn lực cho nhiều dự án quy mô trên đất Long An với mong muốn tạo dựng nên những khu đô thị mới, đẳng cấp và là nơi an cư lý tưởng cho mọi người.
Long An là một trong 7 tỉnh thuộc Vùng TP.HCM và nằm trong hành lang kinh tế trọng điểm phía Tây Nam dọc Quốc lộ 1, trong đó, TP. Tân An của tỉnh nằm chính trong trục hành lang kinh tế này. Đây là hai yếu tố xác định vị thế và vai trò quan trọng của Long An trong chiến lược phát triển kinh tế chung của khu vực.
Theo Savills Việt Nam, Hiệp định này cho thấy cam kết của Chính phủ trong việc đưa Việt Nam trở thành một điểm đến hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo tại châu Á.
Khan hiếm dự án ở nội thành, bùng nổ dự án tại vùng ven, giá căn hộ cao kỷ lục… là những chuyển biến đáng chú ý của thị trường bất động sản TP. HCM trong 6 tháng đầu năm 2019.
Không ít trường hợp người mua được nhà ở xã hội (NƠXH) tìm cách bán hưởng lợi, hoặc cho thuê lại sai quy định. Trong khi đó, giá NƠXH ngày một cao khiến dư luận nghi ngờ chính sách nhà ở dành cho người thu nhập thấp đang biến tướng.
Xét năng lực chủ đầu tư, rà soát thực trạng dự án... là những bước kiểm tra quan trọng khi chọn mua một căn nhà hình thành trong tương lai.
Sự tăng trưởng kinh tế đã đưa thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh giáp ranh, những địa phương có tính liên kết về hạ tầng giao thông, lên một cấp độ phát triển mới.
Việc tiếp cận đất đai để thực hiện các dự án đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn do quy định pháp luật về đất đai chưa đồng nhất.
Tiếp cận đất đai không dễ dàng
Trong văn bản gửi lên Thủ tướng Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, kiến nghị tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp bất động sản, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho hay, đất đai là nguồn lực quan trọng có tính quyết định tới thành công của một dự án kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua việc tiếp cận đất đai cho các dự án kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn.
Vừa qua, Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) đã có văn bản số 46 gửi đến Thủ tướng Chính phủ và Ban kinh tế T.W trình bày nhiều vấn đề cần phải tháo gỡ cho doanh nghiệp kinh doanh BĐS để phát triển lành mạnh và bền vững.
Theo JLL Việt Nam, Trung Quốc ngày nay dường như không còn là lựa chọn đầu tư sản xuất hàng đầu như giai đoạn trước năm 2012, và điều này đang tạo cơ hội cho sự phát triển sản xuất ở các nước Đông Nam Á, đáng chú ý nhất là Việt Nam và Indonesia.
Sự dịch chuyển các nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam đang tạo nên sức “nóng” rõ nét cho thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam.
CBRE Việt Nam đã chỉ ra, bất động sản công nghiệp sẵn có là sống lưng cho bất kỳ nền kinh tế sản xuất đang phát triển nào. Tại Việt Nam, bối cảnh này sẽ không có gì khác, và sẽ phụ thuộc rất nhiều về điều kiện thuận lợi của thị trường bất động sản công nghiệp.
Khi bất động sản (BĐS) công nghiệp lên ngôi, việc phát triển khu dân cư trong khu công nghiệp (KCN) nhằm tạo môi trường sống và làm việc tốt cho chuyên gia và người lao động trở thành xu hướng tất yếu để phát triển KCN bền vững.
Gần đây, phân khúc nhà ở bình dân tại các thành phố lớn đã được điều chỉnh theo hướng tích cực, nhưng trên thực tế, giá nhà ở vẫn không phù hợp với khả năng chi trả của số đông người dân.
Chênh lệch nguồn cung.
Chênh lệch nguồn cung
Thống kê của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, hiện có khoảng 60 - 70% dân số tại các đô thị Việt Nam, đặc biệt là tại 2 thành phố lớn là: Hà Nội và TP.HCM có nhu cầu mua nhà ở giá rẻ, nhưng nguồn cung của thị trường không đủ.
Tính đến thời điểm hiện tại, các dự án nhà ở giá rẻ mới chỉ đáp ứng được khoảng 33% nhu cầu của người dân; riêng trong năm 2018, sản phẩm nhà ở giá rẻ được tung ra thị trường chỉ chiếm khoảng 20% tổng số lượng sản phẩm, các căn hộ giá bán tầm 700 - 800 triệu đồng chỉ chiếm khoảng 5%, còn lại là những căn hộ có giá bán cao hơn.
Chính sách là con dao hai lưỡi, nếu chính sách không hài hoà mà vội vã sẽ “đẩy” thị trường bất động sản vào tình trạng “chao đảo”, tác động dây chuyền tới nhiều ngành nghề khác.
Tại hội thảo, ông Trần Công Khanh, Trưởng phòng Quản lý các khu công nghiệp TP.HCM (Hepza), cho biết hiện TP có khoảng 260.000 công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCX-KCN). Nhu cầu về chỗ ở của công nhân trong các KCX-KCN này rất lớn.