Trường học trong dự án là nhu cầu tất yếu của cộng đồng cư dân đô thị tại các thành phố lớn - Ảnh minh họa
Đây là hướng đi nhằm gia tăng giá trị và thanh khoản sản phẩm, tạo dựng uy tín, thương hiệu trên thị trường của các chủ đầu tư.
Từ một bài toán xã hội…
Thị trường bất động sản khởi sắc trong những năm qua kéo theo sự bùng nổ của hàng loạt dự án, khu đô thị.
Đáng chú ý, phần lớn các khu đô thị, các dự án mới chỉ tập trung tạo nên những khối nhà cao tầng mà bỏ quên hàng loạt hạ tầng xã hội, trong đó có trường học.
Sự thiếu đồng bộ này đã đẩy Hà Nội vào một bài toán xã hội đầy thách thức là thiếu hụt trầm trọng trường học tại các khu vực nội đô.
Một khảo sát của Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy trong số 78 dự án khu đô thị mới có quy hoạch đất xây dựng công trình hạ tầng xã hội (nhà trẻ, trường học phổ thông, nhà văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng, vườn hoa, cây xanh), mới có 36 dự án được đầu tư xây dựng theo quy hoạch, 27 dự án đang thực hiện cùng với tiến độ xây dựng nhà ở, 15 dự án đầu tư xây dựng chưa đồng bộ với tiến độ xây dựng nhà ở.
Thực tế này dẫn tới bất cập là rất nhiều chung cư ở Hà Nội thiếu nghiêm trọng trường học. Nhiều trường tiểu học công Hà Nội đang oằn mình gánh 60-70 học sinh/lớp trong khi quy định của Bộ Giáo dục là tối đa 35 học sinh/lớp.
Đáng chú ý, ở một số trường, dù sĩ số lên tới 60-70 học sinh/lớp nhưng không đủ cơ sở vật chất để cung ứng, phải tổ chức cho các lớp nghỉ học luân phiên trong tuần và học bù vào ngày cuối tuần.
Với thực trạng này, rõ ràng một dự án nhà ở phát triển trường học đi kèm như một tiện ích thiết yếu sẽ trở thành điểm cộng trong lựa chọn chốn an cư của người dân. Đây là cơ sở để nhiều chủ đầu tư phát triển bất động sản trường học trong chính dự án nhằm hút khách hàng.
Thực tế cũng đã chứng minh một dự án nhà ở có tiện ích nội khu là các cơ sở giáo dục hoặc gần những trường học trọng điểm, chất lượng cao luôn có ưu thế về thanh khoản.
… đến số ít trường học trong dự án
Đầu tư các cơ sở giáo dục trong một dự án bất động sản là câu chuyện đường dài. Mô hình trường học trong dự án cần quỹ đất lớn nhưng không mang lại lợi nhuận lớn và ngay lập tức như việc xây nhà ở.
Đó là lý do vì sao rất nhiều chủ đầu tư chỉ tập trung vào xây nhà để bán và thường "bỏ quên" những tiện ích như trường học, công viên, cây xanh… đã hứa hẹn ban đầu với cư dân.
Những năm gần đây, dù vẫn còn hiếm hoi nhưng thị trường đã ghi nhận một số đơn vị bất động sản mạnh tay phát triển trường học trong dự án như Vingroup, Vihajico, Capital House, góp phần đưa các dự án này phát triển và định hình theo mô hình nhà ở phức hợp mở.
Xu hướng trường học trong dự án - Ảnh 2.
Những năm gần đây, dù vẫn còn hiếm hoi nhưng thị trường đã ghi nhận một số đơn vị bất động sản mạnh tay phát triển trường học trong dự án.
Ở các mô hình phức hợp mở, tổ hợp hệ thống tiện ích, dịch vụ được tích hợp trong nội khu không chỉ cung cấp dịch vụ cho cư dân dự án mà còn cho cả cư dân các vùng lân cận. Do đó, trường học trong dự án sẽ không chỉ phục vụ người dân mua nhà tại dự án mà còn hướng tới phục vụ nhu cầu của cư dân những khu lân cận.
Tiên phong trong lĩnh vực phát triển trường học trong dự án là Vingroup với hệ thống giáo dục Vinschool từ bậc mầm non đến trung học phổ thông với 27 cơ sở trên toàn quốc, tập trung tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng. Tổng số học sinh của hệ thống Vinschool đã đạt khoảng 23.000 em.
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico), chủ đầu tư Ecopark, cũng chú trọng kiến tạo môi trường giáo dục tại dự án. Trong 500 ha của khu đô thị có tới hơn 20 trường học đạt chuẩn từ mầm non tới trung học phổ thông, đại học quốc tế cùng nhiều trung tâm ngoại ngữ, nghệ thuật, kỹ năng sống.
Tập đoàn Capiatal House cũng đầu tư lĩnh vực giáo dục với 2 thương hiệu GCA và Genesis, phục vụ cư dân mua nhà tại các dự án chung cư của tập đoàn và người dân khu vực lân cận. Đáng chú ý, cả hai hệ thống giáo dục này đều được xây dựng đạt chuẩn công trình trường học xanh của Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC).
Các chuyên gia cho rằng, phát triển mô hình trường học mở trong các khu đô thị cần được tích cực nhân rộng, vì nó góp phần đáng kể trong việc giải quyết bài toán về trường học cho cư dân trong các khu đô thị lớn, đặc biệt là tại các khu vực đông dân cư.
Còn theo bà Đỗ Thùy Chi, phó chủ tịch Capital House, việc xây dựng trường học không chỉ đem lại giá trị gia tăng cho cư dân mà còn mang lại thương hiêu cho chủ đầu tư.
Tuy nhiên, không phải chủ đầu tư nào cũng đủ lực thực hiện, bởi đối với mô hình trường học, việc hoàn vốn cần nhiều thời gian hơn, riêng trường học xanh, điểm hoàn vốn lên tới 12 năm.
Bà Chi nhấn mạnh đầu tư trường học trong dự án, bên cạnh bài toán cân bằng lợi nhuận thì giá trị đối với cộng đồng xã hội cũng là đích đến của các chủ đầu tư phát triển mô hình này.
THÚY AN
https://nhadat.tuoitre.vn/xu-huong-truong-hoc-trong-du-an-20190621110817889.htm
Chia sẻ:
10 năm qua, thị trường Bình Dương được cho là khá ảm đạm dù hệ thống hạ tầng giao thông được đầu tư khá đồng bộ và liền kề TP.HCM. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay bỗng trở nên nhộn nhịp khi nhiều nhà đầu tư địa ốc dịch chuyển ra các tỉnh vùng ven.
Việc rà phanh vào bất động sản là rất cần thiết song những con số đặt ra phải xem xét phù hợp để tránh đẩy thị trường vào tình trạng tê liệt. Đó là ý kiến của chuyên gia TS. Nguyễn Trí Hiếu.
http://reatimes.vn/siet-tin-dung-vao-bat-dong-san-can-thiet-nhung-da-du-36109.html
Gắn kết giữa khu công nghiệp và khu đô thị hướng tới những ngành nghề xanh tạo nên mô hình mới, đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng và tạo nên giá trị gia tăng lớn cho xã hội.
Theo thông tin mới nhất, khoảng 2-3 tháng nữa, đại trung tâm thương mại Vincom đầu tiên của Bình Dương sẽ được đưa vào vận hành.
Theo đề án quy hoạch vùng TP.HCM thì ba huyện Cần Giuộc, Bến Lức, Đức Hòa của Long An sẽ là đô thị vệ tinh của TP.HCM. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông và tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ sẽ là động lực với thị trường bất động sản Long An.
Gần đây, thị trường bất động sản Bình Dương trở nên nhộp nhịp, nhiều doanh nghiệp địa ốc bắt đầu thu mua quỹ đất trên diện rộng kéo theo dòng tiền của nhiều nhà đầu tư ồ ạt đổ về.
Năm 2019 là năm ghi dấu cuộc đổ bộ bán hàng ngoại tỉnh lớn nhất của doanh nghiệp địa ốc TP HCM trong một thập kỷ qua. Trong khi nhà đầu tư vừa và nhỏ sẵn sàng bỏ trên dưới 1 tỷ đồng để sở hữu đất nền vùng ven thì nhiều chủ đầu tư đang có động thái về đây gom quỹ đất triển khai dự án.
Long An đang nỗ lực thực hiện nhiều tuyến đường giao thông trọng điểm, kết nối với TP.HCM và các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, một làn sóng đầu tư mới của các doanh nghiệp (DN) lớn đang “tiến đến” Long An, đặc biệt dòng vốn "chảy" vào bất động sản ngày một tăng.
Từ cuối năm 2018, thị trường bất động sản công nghiệp đã trở thành từ khóa “hot” và được giới đầu tư tiếp tục săn đón. Sôi động hơn hết là những địa phương có nền công nghiệp phát triển như: Bình Dương, Bình Phước
Đây là tuyến đường kết nối các tỉnh Tây Nam bộ nằm trên trục hành lang biên giới kết nối các tỉnh Long An - Đồng Tháp - An Giang - Kiên Giang, là trục đấu nối các trục ngang của các tỉnh nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông liên khu vực trong vùng.
Dự án được đầu tư xây dựng sẽ góp phần giảm lưu lượng phương tiện trên tuyến N2 (đường Hồ Chí Minh) hiện đang quá tải
Tuyến đường này có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hóa, an ninh - quốc phòng của các tuyến vùng biên giới nói riêng và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long với nước bạn Campuchia nói chung.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Long An – Trần Văn Cần, dự án đầu tư xây dựng sẽ góp phần giảm lưu lượng phương tiện trên tuyến N2 (đường Hồ Chí Minh) hiện đang quá tải. Việc đầu tư xây dựng Quốc lộ N1, nhất là đoạn qua tỉnh Long An là rất cần thiết.
Cũng theo tỉnh Long An, dự án này được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt tại Quyết định số 922/QĐ-BGTVT ngày 19/4/2009 và quyết định số 235/QĐ-BGTVT ngày 11/02/2011 với quy mô công trình cấp IV đồng bằng. Tuy nhiên, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải tạm dừng triển khai, tạm giãn tiến độ thực hiện đầu tư, đến nay chưa được bố trí vốn thực hiện dự án.
Bình Dương là tỉnh có nền kinh tế tăng trưởng tốt, tập trung nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn của cả nước kéo theo sự phát triển về bất động sản. Đặc biệt, theo kế hoạch dịch chuyển doanh nghiệp về phía Bắc, bất động sản khu vực này được dự báo tạo nên một “cơn sóng” trong thời gian tới.
Từ đầu năm nay, TP.HCM liên tục công bố triển khai dự án giao thông với các tỉnh lân cận. Cú hích hạ tầng mới này sẽ là đòn bẩy cho thị trường bất động sản vệ tinh, vùng lân cận.
Những dự án hạ tầng giao thông sẽ là cú hích để thị trường địa ốc các tỉnh lân cận TP.HCM phát triển.
Đổ bộ dự án giao thông mới
Trong năm 2019, TP.HCM triển khai hàng loạt dự án giao thông kết nối với các tỉnh lân cận như: triển khai thực hiện các dự án xây mới đường cao tốc liên vùng phía Nam (Bến Lức - Nhơn Trạch - Long Thành) dài 59 km, quy mô 10 làn xe; hầm chui Mai Chí Thọ và cầu vượt Lương Định Của (quận 2); nút giao 3 tầng ở giao lộ Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7); đường song hành với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; đường nối đại lộ Võ Văn Kiệt đến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương; cầu vượt 2 chiều tại nút giao Ngã tư Bốn Xã (quận Bình Tân)…
Đến năm 2020, TP.HCM sẽ mở rộng đoạn Quốc lộ 1, từ nút giao Tân Kiên (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh) đến nút giao Bình Thuận (thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh) dài 2,5 km, mở rộng lên 35 m; làm đường cao tốc liên vùng phía Nam Thành phố là Bến Lức - Nhơn Trạch - Long Thành dài 59 km, quy mô 10 làn xe.
Sở Giao thông Vận tải TPHCM cho biết vừa trình UBND TPHCM dự thảo báo cáo về thực trạng, giải pháp phát triển hệ thống giao thông kết nối giữa TPHCM và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Theo đó, Sở GTVT kiến nghị UBND TPHCM thống nhất trình Quốc hội, Chính phủ, Bộ GTVT chỉ đạo chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hoàn thành đưa vào sử dụng tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn Bến Lức - Hiệp Phước trong năm 2019 và đoạn Hiệp Phước - Long Thành trong năm 2021.
Nếu nhìn lại cách đây 5 năm, việc lưu thông từ TPHCM về các tỉnh miền Tây, đặc biệt là một số đoạn qua "cửa ngỏ" Long An, vô cùng vất vả do kẹt xe nghiêm trọng. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, Long An đang trở thành một điểm đến mới của các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi tỉnh này đưa quyết sách giao thông phải đi trước một bước, giúp có kế hoạch mở rộng vùng đô thị TPHCM về Long An đi đúng hướng.
Theo nội dung của Quyết định số 568/QĐ-TTg, về “Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020”, có những phần liên quan đến tỉnh Bình Dương như sau.
Quỹ đất không còn, nguồn cung sụt giảm mạnh, phân khúc nhà giá rẻ cho người dân vì thế cũng bị co hẹp đến mức gần như “tuyệt chủng”.
TTTĐ - Khu công nghiệp (KCN) kết hợp Khu đô thị (KĐT) đã và đang là xu hướng phát triển của nhiều nước trên thế giới. Còn tại Việt Nam, khi quy hoạch khu công nghiệp, vấn đề nhà ở cho công nhân, phát triển đô thị liên kết chỉ mới được chú trọng trong thời gian gần đây.
Sau hơn 10 năm đóng băng, nay thị trường bất động sản Bình Dương đã trở nên sôi động, nhộn nhịp với sự xuất hiện của nhiều dự án. Tuy nhiên, thực tế những dự án đầy đủ các thủ tục pháp lý ước tính “trên đầu ngón tay”.
(PLVN) - Sau hơn 10 năm đóng băng, nay thị trường bất động sản Bình Dương đã trở nên sôi động, nhộn nhịp với sự xuất hiện của nhiều dự án. Tuy nhiên, thực tế những dự án đầy đủ các thủ tục pháp lý ước tính “trên đầu ngón tay”.
Sở hữu tiềm năng rực rỡ cùng quỹ đất dồi dào, bất động sản Bình Dương đang là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời cho những nhà đầu tư bất động sản.