0903495082
Banner mobi

VNREA phân tích những "điểm nghẽn" khi doanh nghiệp bất động sản tiếp cận đất đai

VNREA phân tích những "điểm nghẽn" khi doanh nghiệp bất động sản tiếp cận đất đai

VNREA phân tích những "điểm nghẽn" khi doanh nghiệp bất động sản tiếp cận đất đai

 

 Việc tiếp cận đất đai để thực hiện các dự án đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn do quy định pháp luật về đất đai chưa đồng nhất.

Tiếp cận đất đai không dễ dàng

Trong văn bản gửi lên Thủ tướng Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, kiến nghị tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp bất động sản, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho hay, đất đai là nguồn lực quan trọng có tính quyết định tới thành công của một dự án kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua việc tiếp cận đất đai cho các dự án kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn.

Mặc dù Luật Đất đai đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, mới nhất là Luật Đất đai 2013, nhưng vẫn còn một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn, còn có nội dung chồng chéo, xung đột với các luật khác (Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu…) gây khó khăn cho việc thực hiện.

Điển hình phải kể đến quy định về kỳ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 37, Luật Đất đai) chưa phù hợp. Kỳ quy hoạch sử dụng đất cấp Quốc gia, tỉnh, huyện đều là 10 năm, kỳ lập kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và cấp tỉnh là 5 năm, thì cấp huyện chỉ là 1 năm, trong khi công tác chuẩn bị dự án thường kéo dài, nhiều khi chưa chuẩn bị xong đã phải thay đổi hay phải chờ kế hoạch sử dụng đất mới, gây rất nhiều khó khăn, thời gian cho nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, quy định về Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 46) thì rất chặt chẽ. Chỉ khi có thay đổi về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thay đổi quy hoạch tổng thể các vùng kinh tế - xã hội hoặc khi có thiên tai, chiến tranh mới được điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, quy hoạch xây dựng chi tiết có liên quan nhiều đến sử dụng đất thì lại rất dễ dàng thay đổi, gây rất nhiều bất cập trong quản lý đô thị như hiện nay.

Quy định về đấu giá đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất (Điều 119) cũng đang gặp khó. Luật Đất đai 2013 chỉ quy định hình thức đấu giá đất, bỏ hình thức đấu thấu dự án có sử dụng đất, trong khi để có thể đấu giá đất thì phải có đất sạch, vì vậy không thực hiện lựa chọn nhà đầu tư thông qua hình thức đấu thầu được. Trong khi đó Luật Nhà ở (Điều 22), Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu đều có quy định việc lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển nhà ở, các dự án có sử dụng đất thì phải thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất.

Điều kiện nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi thực hiện các dự án nhà ở, dự án sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp mà không thuộc các dự án Nhà nước giao đất thì tổ chức nhận chuyển nhượng phải có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (tương tự như văn bản chấp thuận chủ đầu tư), trong khi pháp luật về nhà ở và đầu tư thì lại quy định phải có đất mới được chấp thuận làm chủ đầu tư.

 

 

Doanh nghiệp bất động sản gặp khó khi tiếp cận đất đai 

Không chỉ vậy, chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập là lĩnh vực xảy ra nhiều khiếu kiện nhất trong thời gian qua. Đặc biệt trong những trường hợp chủ đầu tư phải thỏa thuận giá bồi thường với người dân, nhưng chỉ được khấu trừ theo phương án được cơ quan nhà nước phê duyệt, trong khi theo báo cáo thì phần lớn đều phải thỏa thuận giá bồi thường cho dân cao hơn so với phương án được phê duyệt.

Ngoài ra, việc xác định tiền sử dụng đất đối với các dự án bất động sản mỗi địa phương mỗi khác, nơi thì sử dụng bảng giá đất nhân với hệ số điều chỉnh, nơi thì định giá đất bằng phương pháp thặng dư, dựa trên tổng doanh thu giả định của dự án theo quy hoạch và tổng chi phí ước tính để xác định tiền sử dụng đất phải nộp. Tuy nhiên, hầu hết các dự án kinh doanh bất động sản chỉ được xác định giá đất sau khi đã được phê duyệt dự án và bồi thường giải phóng mặt bằng.

Như vậy doanh nghiệp không có đủ cơ sở đầu vào để tính toán hiệu quả đầu tư trước khi quyết định đầu tư, đồng thời tạo điều kiện cho nảy sinh tiêu cực trong quá trình giao, xác định giá đất. Mặt khác, việc lạm dụng hình thức giao đất, cho thuê đất thu tiền sử dụng đất một lần, sẽ khuyến khích các địa phương tăng cường giao đất, cho thuê đất để có ngân sách cho các đầu tư khác, dẫn đến thiếu hụt nguồn thu khi không còn đất để giao, cho thuê hoặc khi thị trường bất động sản trầm lắng, không có giao dịch.

Những bất cập như trên khiến chính các cơ quan quản lý gặp khó trong tổ chức triển khai thực hiện các quy định về tiếp cận đất đai. Đồng thời, những rào cản về thủ tục, những yêu cầu chồng chéo, hay những mâu thuẫn, khác biệt giữa luật với các thông tư hướng dẫn thực hiện, giữa văn bản của cấp trên và cấp dưới… cũng đang cản trở việc tiếp cận đất đai của doanh nghiệp. 

Đẩy mạnh các hình thức đấu thầu dự án có sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất một cách công khai, minh bạch

Đợi sửa Luật Đất đai?

Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2017 vừa qua cho thấy, doanh nghiệp đang ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đất đai, mở rộng mặt bằng kinh doanh. Khoảng 1/3 doanh nghiệp đánh giá quy hoạch đất đai của tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp; 1/4 các doanh nghiệp nhận định rằng, việc cung cấp thông tin dữ liệu về đất đai không thuận lợi.

Giới chuyên gia cho hay, để giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tránh tạo tiền lệ xấu “xin - cho”, thời gian tới cần sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013 một cách đồng bộ, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành, tránh chồng chéo và cần phù hợp với thực tiễn vấn đề tiếp cận đất đai của doanh nghiệp.

Đồng quan điểm VNREA, cần phải được sớm nghiên cứu, sửa đổi Luật Đất đai 2013 cho phù hợp với tình hình thực tế, trong khi chờ sửa Luật Đất đai 2013, VNREA cho rằng Thủ tướng Chính phủ cần cho sửa một số quy định nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Cụ thể, sửa đổi quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án mà các chủ đầu tư phải thỏa thuận giá đền bù với dân, cho phép chủ đầu tư được khấu trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp, theo giá đã thỏa thuận, nếu có chứng từ hợp lệ, nhưng không vượt quá tiền sử dụng đất phải nộp (hoặc không quá 70% tiền sử dụng đất phải nộp).

Bên cạnh đó, đẩy mạnh các hình thức đấu thầu dự án có sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất một cách công khai, minh bạch, tạo điều kiện để các doanh nghiệp bất động sản tiếp cận thị trường quyền sử dụng đất một cách bình đẳng, hạn chế cơ chế xin - cho, tham nhũng trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, nghiên cứu để hạn chế tiến tới chấm dứt giao đất, cho thuê đất thu tiền sử dụng đất một lần, thực hiện giao đất, cho thuê đất thu tiền sử dụng đất hàng năm, hoặc chia nhỏ và kéo dài thời gian nộp tiền sử dụng đất.

Tuy nhiên mới đây, Chính phủ có tờ trình gửi Quốc hội đề nghị rút dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ra khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019. Điều đó có nghĩa là các vấn đề liên quan đến rủi ro về pháp lý đất đai còn kéo dài sẽ kìm hãm sự phát triển của thị trường bất động sản. Đặc biệt việc lùi sửa đổi lần này còn khiến cho một số loại hình bất động sản mới như condotel, officetel tiếp tục rơi vào trạng thái rủi ro về pháp lý, kéo theo đó sẽ kìm hãm sự phát triển của thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

Chính phủ cũng đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục nghiên cứu, phân tích, đánh giá toàn diện các quy định của Luật Đất đai hiện hành và định hướng sửa đổi Luật, trình Chính phủ sau năm 2020. Song không ai dám chắc đến năm 2020, việc sửa đổi Luật Đất đai có tiếp tục bị trì hoãn và khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản lại tiếp tục kéo dài?

An Vũ 

//reatimes.vn/vnrea-phan-tich-nhung-diem-nghen-khi-doanh-nghiep-bat-dong-san-tiep-can-dat-dai-35689.html?fbclid=IwAR1a2F8Ht9XgEKmWq0GmvLOsKz61JZ0Hqn6Gk0tNRjtyggY50JVn36sCskc

Chia sẻ:
Siết tín dụng vào bất động sản: Cần thiết nhưng đã đủ?

Siết tín dụng vào bất động sản: Cần thiết nhưng đã đủ?

Việc rà phanh vào bất động sản là rất cần thiết song những con số đặt ra phải xem xét phù hợp để tránh đẩy thị trường vào tình trạng tê liệt. Đó là ý kiến của chuyên gia TS. Nguyễn Trí Hiếu. http://reatimes.vn/siet-tin-dung-vao-bat-dong-san-can-thiet-nhung-da-du-36109.html
Những lợi thế khi kết hợp giữa khu công nghiệp và đô thị

Những lợi thế khi kết hợp giữa khu công nghiệp và đô thị

Gắn kết giữa khu công nghiệp và khu đô thị hướng tới những ngành nghề xanh tạo nên mô hình mới, đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng và tạo nên giá trị gia tăng lớn cho xã hội.
Chuẩn bị khai trương đại trung tâm thương mại vincom đầu tiên của Bình Dương

Chuẩn bị khai trương đại trung tâm thương mại vincom đầu tiên của Bình Dương

Theo thông tin mới nhất, khoảng 2-3 tháng nữa, đại trung tâm thương mại Vincom đầu tiên của Bình Dương sẽ được đưa vào vận hành.
Hạ tầng giao thông rút ngắn khoảng cách Long An với TP.HCM

Hạ tầng giao thông rút ngắn khoảng cách Long An với TP.HCM

Theo đề án quy hoạch vùng TP.HCM thì ba huyện Cần Giuộc, Bến Lức, Đức Hòa của Long An sẽ là đô thị vệ tinh của TP.HCM. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông và tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ sẽ là động lực với thị trường bất động sản Long An.
Trở lại đường đua, bất động sản Bình Dương bước vào thời kỳ hoàng kim

Trở lại đường đua, bất động sản Bình Dương bước vào thời kỳ hoàng kim

Gần đây, thị trường bất động sản Bình Dương trở nên nhộp nhịp, nhiều doanh nghiệp địa ốc bắt đầu thu mua quỹ đất trên diện rộng kéo theo dòng tiền của nhiều nhà đầu tư ồ ạt đổ về.
Doanh nghiệp địa ốc ồ ạt kéo về, Bình Dương nóng đất

Doanh nghiệp địa ốc ồ ạt kéo về, Bình Dương nóng đất

Năm 2019 là năm ghi dấu cuộc đổ bộ bán hàng ngoại tỉnh lớn nhất của doanh nghiệp địa ốc TP HCM trong một thập kỷ qua. Trong khi nhà đầu tư vừa và nhỏ sẵn sàng bỏ trên dưới 1 tỷ đồng để sở hữu đất nền vùng ven thì nhiều chủ đầu tư đang có động thái về đây gom quỹ đất triển khai dự án.
VinGroup, Becamex, Him Lam, BRG, Ecopark và hàng loạt đại gia khác đang đổ bộ vào địa phương này lập

VinGroup, Becamex, Him Lam, BRG, Ecopark và hàng loạt đại gia khác đang đổ bộ vào địa phương này lập

Long An đang nỗ lực thực hiện nhiều tuyến đường giao thông trọng điểm, kết nối với TP.HCM và các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, một làn sóng đầu tư mới của các doanh nghiệp (DN) lớn đang “tiến đến” Long An, đặc biệt dòng vốn "chảy" vào bất động sản ngày một tăng.
Thị trường BĐS Bình Dương: Sóng “ngầm” dần lộ diện

Thị trường BĐS Bình Dương: Sóng “ngầm” dần lộ diện

Từ cuối năm 2018, thị trường bất động sản công nghiệp đã trở thành từ khóa “hot” và được giới đầu tư tiếp tục săn đón. Sôi động hơn hết là những địa phương có nền công nghiệp phát triển như: Bình Dương, Bình Phước
Long An kiến nghị đầu tư Quốc lộ N1 kết nối Long An – Đồng Tháp – An Giang

Long An kiến nghị đầu tư Quốc lộ N1 kết nối Long An – Đồng Tháp – An Giang

Đây là tuyến đường kết nối các tỉnh Tây Nam bộ nằm trên trục hành lang biên giới kết nối các tỉnh Long An - Đồng Tháp - An Giang - Kiên Giang, là trục đấu nối các trục ngang của các tỉnh nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông liên khu vực trong vùng. Dự án được đầu tư xây dựng sẽ góp phần giảm lưu lượng phương tiện trên tuyến N2 (đường Hồ Chí Minh) hiện đang quá tải Tuyến đường này có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hóa, an ninh - quốc phòng của các tuyến vùng biên giới nói riêng và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long với nước bạn Campuchia nói chung. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Long An – Trần Văn Cần, dự án đầu tư xây dựng sẽ góp phần giảm lưu lượng phương tiện trên tuyến N2 (đường Hồ Chí Minh) hiện đang quá tải. Việc đầu tư xây dựng Quốc lộ N1, nhất là đoạn qua tỉnh Long An là rất cần thiết. Cũng theo tỉnh Long An, dự án này được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt tại Quyết định số 922/QĐ-BGTVT ngày 19/4/2009 và quyết định số 235/QĐ-BGTVT ngày 11/02/2011 với quy mô công trình cấp IV đồng bằng. Tuy nhiên, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải tạm dừng triển khai, tạm giãn tiến độ thực hiện đầu tư, đến nay chưa được bố trí vốn thực hiện dự án.
Địa điểm “vàng” đầu tư bất động sản Bình Dương

Địa điểm “vàng” đầu tư bất động sản Bình Dương

Bình Dương là tỉnh có nền kinh tế tăng trưởng tốt, tập trung nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn của cả nước kéo theo sự phát triển về bất động sản. Đặc biệt, theo kế hoạch dịch chuyển doanh nghiệp về phía Bắc, bất động sản khu vực này được dự báo tạo nên một “cơn sóng” trong thời gian tới.
Cú hích về hạ tầng với bất động sản lân cận

Cú hích về hạ tầng với bất động sản lân cận

Từ đầu năm nay, TP.HCM liên tục công bố triển khai dự án giao thông với các tỉnh lân cận. Cú hích hạ tầng mới này sẽ là đòn bẩy cho thị trường bất động sản vệ tinh, vùng lân cận. Những dự án hạ tầng giao thông sẽ là cú hích để thị trường địa ốc các tỉnh lân cận TP.HCM phát triển. Đổ bộ dự án giao thông mới Trong năm 2019, TP.HCM triển khai hàng loạt dự án giao thông kết nối với các tỉnh lân cận như: triển khai thực hiện các dự án xây mới đường cao tốc liên vùng phía Nam (Bến Lức - Nhơn Trạch - Long Thành) dài 59 km, quy mô 10 làn xe; hầm chui Mai Chí Thọ và cầu vượt Lương Định Của (quận 2); nút giao 3 tầng ở giao lộ Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7); đường song hành với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; đường nối đại lộ Võ Văn Kiệt đến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương; cầu vượt 2 chiều tại nút giao Ngã tư Bốn Xã (quận Bình Tân)… Đến năm 2020, TP.HCM sẽ mở rộng đoạn Quốc lộ 1, từ nút giao Tân Kiên (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh) đến nút giao Bình Thuận (thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh) dài 2,5 km, mở rộng lên 35 m; làm đường cao tốc liên vùng phía Nam Thành phố là Bến Lức - Nhơn Trạch - Long Thành dài 59 km, quy mô 10 làn xe.
Sẽ triển khai xây dựng hàng loạt cao tốc, đường vành đai nghìn tỷ kết nối TP.HCM với các tỉnh lân cậ

Sẽ triển khai xây dựng hàng loạt cao tốc, đường vành đai nghìn tỷ kết nối TP.HCM với các tỉnh lân cậ

Sở Giao thông Vận tải TPHCM cho biết vừa trình UBND TPHCM dự thảo báo cáo về thực trạng, giải pháp phát triển hệ thống giao thông kết nối giữa TPHCM và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, Sở GTVT kiến nghị UBND TPHCM thống nhất trình Quốc hội, Chính phủ, Bộ GTVT chỉ đạo chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hoàn thành đưa vào sử dụng tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn Bến Lức - Hiệp Phước trong năm 2019 và đoạn Hiệp Phước - Long Thành trong năm 2021.
Sau Đồng Nai, đến lượt Long An muốn gần hơn với TPHCM bằng hàng loạt dự án giao thông kết nối quy mô

Sau Đồng Nai, đến lượt Long An muốn gần hơn với TPHCM bằng hàng loạt dự án giao thông kết nối quy mô

Nếu nhìn lại cách đây 5 năm, việc lưu thông từ TPHCM về các tỉnh miền Tây, đặc biệt là một số đoạn qua "cửa ngỏ" Long An, vô cùng vất vả do kẹt xe nghiêm trọng. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, Long An đang trở thành một điểm đến mới của các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi tỉnh này đưa quyết sách giao thông phải đi trước một bước, giúp có kế hoạch mở rộng vùng đô thị TPHCM về Long An đi đúng hướng.
2020 xây dựng đường cao tốc tp HCM, Thủ Dầu Một, Chơn Thành

2020 xây dựng đường cao tốc tp HCM, Thủ Dầu Một, Chơn Thành

Theo nội dung của Quyết định số 568/QĐ-TTg, về “Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020”, có những phần liên quan đến tỉnh Bình Dương như sau.
Nhà ở giá rẻ biến mất khỏi thị trường TP.HCM

Nhà ở giá rẻ biến mất khỏi thị trường TP.HCM

Quỹ đất không còn, nguồn cung sụt giảm mạnh, phân khúc nhà giá rẻ cho người dân vì thế cũng bị co hẹp đến mức gần như “tuyệt chủng”.
Khu công nghiệp kết hợp khu đô thị: Xu hướng tất yếu để phát triển kinh tế bền vững

Khu công nghiệp kết hợp khu đô thị: Xu hướng tất yếu để phát triển kinh tế bền vững

TTTĐ - Khu công nghiệp (KCN) kết hợp Khu đô thị (KĐT) đã và đang là xu hướng phát triển của nhiều nước trên thế giới. Còn tại Việt Nam, khi quy hoạch khu công nghiệp, vấn đề nhà ở cho công nhân, phát triển đô thị liên kết chỉ mới được chú trọng trong thời gian gần đây.
Dự án Phúc An Garden: Pháp lý minh bạch tạo niềm tin cho khách hàng muốn sở hữu đất nền

Dự án Phúc An Garden: Pháp lý minh bạch tạo niềm tin cho khách hàng muốn sở hữu đất nền

Sau hơn 10 năm đóng băng, nay thị trường bất động sản Bình Dương đã trở nên sôi động, nhộn nhịp với sự xuất hiện của nhiều dự án. Tuy nhiên, thực tế những dự án đầy đủ các thủ tục pháp lý ước tính “trên đầu ngón tay”.
Khách hàng “chật vật” săn dự án đất nền pháp lý “sạch” tại Bình Dương

Khách hàng “chật vật” săn dự án đất nền pháp lý “sạch” tại Bình Dương

(PLVN) - Sau hơn 10 năm đóng băng, nay thị trường bất động sản Bình Dương đã trở nên sôi động, nhộn nhịp với sự xuất hiện của nhiều dự án. Tuy nhiên, thực tế những dự án đầy đủ các thủ tục pháp lý ước tính “trên đầu ngón tay”.
Bất động sản Bình Dương - Miếng mồi ngon cho các nhà đầu tư bất động sản

Bất động sản Bình Dương - Miếng mồi ngon cho các nhà đầu tư bất động sản

Sở hữu tiềm năng rực rỡ cùng quỹ đất dồi dào, bất động sản Bình Dương đang là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời cho những nhà đầu tư bất động sản.
Mỗi năm tăng giá 20%, đây là phân khúc đang được nhiều nhà đầu tư nhòm ngó tại TPHCM

Mỗi năm tăng giá 20%, đây là phân khúc đang được nhiều nhà đầu tư nhòm ngó tại TPHCM

Công ty tư vấn JLL vừa công bố báo cáo thị trường BĐS quý 2/2019. Theo đó, phân khúc nhà liền thổ có mức tăng trưởng ấn tượng về giá.
Copyrights © 2019 CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN TRẦN ANH LONG AN. All rights reserved.
Zalo

TRẦN ANH GROUP - WEBSITE CHÍNH THỨC CHỦ ĐẦU TƯ

Dự Án

Liên Hệ