Vì sao thị trường BĐS TP.HCM sụt giảm?
Vừa qua, Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) đã có văn bản số 46 gửi đến Thủ tướng Chính phủ và Ban kinh tế T.W trình bày nhiều vấn đề cần phải tháo gỡ cho doanh nghiệp kinh doanh BĐS để phát triển lành mạnh và bền vững.
TP.HCM trong thời gian qua liên tiếp sụt giảm. Cụ thể, thị trường bị giảm quy mô, bị sụt giảm nguồn cung dự án dẫn đến sụt giảm nguồn cung căn hộ, nhà ở, giá cả có xu thế tăng do quy luật cung-cầu (cung ít, cầu nhiều).
Từ tháng 3/2017 đến nay, thị trường BĐS TP.HCM liên tục bị sụt giảm: Năm 2018, quy mô thị trường giảm 34% so với năm 2017; Quý 1/2019, số lượng dự án được Sở Xây dựng phê duyệt giảm đến 67%; Theo Savills, số lượng căn hộ giảm 57% so với quý 1/2018; Thu ngân sách nhà nước từ tiền sử dụng đất giảm khoảng 70%.
Ảnh minh họa.
Thị trường bất động sản cần nguồn vốn đầu tư trung hạn, dài hạn, nhưng hiện nay đang lệ thuộc quá lớn vào hai nguồn vốn, nguồn vốn tín dụng ngân hàng và nguồn vốn huy động trước từ khách hàng, dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn rủi ro đối với cả ngân hàng và doanh nghiệp.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang thực hiện lộ trình hạn chế dần tín dụng vào thị trường bất động sản, nhưng chưa có các nguồn vốn khác thay thế, bổ sung. Thị trường chứng khoán chưa thực sự trở thành kênh dẫn vốn cho thị trường bất động sản. Các quỹ đầu tư bất động sản, quỹ đầu tư tín thác bất động sản (REIT) chưa phát triển như kỳ vọng. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp bất động sản chưa phát triển... Từ đó, thị trường bất động sản chưa thật sự phát triển lành mạnh và bền vững.
Về nguyên nhân, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra 3 điểm nghẽn của nền kinh tế là: Điểm nghẽn thể chế; Điểm nghẽn cơ sở hạ tầng; Điểm nghẽn nguồn nhân lực. Đây cũng là những điểm nghẽn tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản.
Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật chưa thật đồng bộ, còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa đảm bảo tính hệ thống, thống nhất. Công tác thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo hiệu lực, hiệu quả. Cùng một hệ thống pháp luật như nhau, nhưng có địa phương thì doanh nghiệp bất động sản bị vướng thủ tục, nhưng nhiều địa phương khác lại không bị vướng. Nên hiện nay, nhiều doanh nghiệp bất động sản có xu thế rời thành phố lớn, chuyển hướng đầu tư về các tỉnh.
Thủ tục hành chính, quy trình hành chính còn nhiều khê, trùng lắp. Trách nhiệm thi hành công vụ và năng lực của một số cán bộ công chức nhà nước chưa thật đáp ứng yêu cầu trong giải quyết hồ sơ dự án bất động sản. Tình trạng sợ trách nhiệm, sợ sai, đùn đẩy, chuyển lòng vòng, không nêu rõ chính kiến khá phổ biến. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng làm khó, nhũng nhiễu doanh nghiệp.
Hiện nay, TP.HCM có một điển hình rất hay là một dự án khu đô thị rất lớn, quy mô hơn 200 ha, mọi thủ tục hành chính được các cơ quan nhà nước từ cấp sở, ngành đến các bộ, ngành trung ương giải quyết rất nhanh, chỉ trong 14 tháng đã có Giấy phép xây dựng, nhưng nhiều dự án khác lại bị chậm trễ. Hiệp hội đề nghị nhân rộng cách làm này để các dự án nhỏ của các doanh nghiệp nhỏ hơn "được nhờ" và đảm bảo sự công bằng, bình đẳng.
Quang Thuận
https://phapluatnet.vn/doc-gia-gui-bai/vi-sao-thi-truong-bds-tphcm-sut-giam-44121.html
Chia sẻ:
Trước tình hình thị trường bất động sản TPHCM gặp nhiều khó khăn vì thủ tục hành chính quá nhiêu khê, các doanh nghiệp bất động sản đã về các tỉnh vùng ven để tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. Một trong những địa phương mà giới đầu tư hướng đến là thị trường Long An- đây được đánh giá một thị trường đầy tiềm năng, lại liền kề với TPHCM nơi nhu cầu nhà ở rất lớn nhưng không thể đáp ứng đầy đủ.
TP HCM Với số vốn chục tỷ đồng có thể tậu nhà phố dự án nằm ở ngoại thành, còn chọn nội thành chỉ mua được nhà trong hẻm.
Mấy ngày qua, một số ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động 0,1 - 0,2% một năm dù mùa kinh doanh cao điểm đến gần.
Hàng loạt công trình hạ tầng thành hình hài, một vóc dáng của TPHCM năng động, lột xác phát triển từng ngày. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, việc xây dựng nhà ở xã hội để bố trí cho những hộ gia đình thu nhập thấp là nhu cầu hết sức bức thiết.
Trong thị phần bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay, bất động sản sân golf đang dần trở thành kênh hấp dẫn, hút mạnh dòng tiền đầu tư và được các tập đoàn lớn đặc biệt quan tâm.
Sau hơn 10 năm gắn bó với lĩnh vực đầu tư, phát triển bất động sản, Tran Anh Group đã dồn tâm huyết và nguồn lực cho nhiều dự án quy mô trên đất Long An với mong muốn tạo dựng nên những khu đô thị mới, đẳng cấp và là nơi an cư lý tưởng cho mọi người.
Long An là một trong 7 tỉnh thuộc Vùng TP.HCM và nằm trong hành lang kinh tế trọng điểm phía Tây Nam dọc Quốc lộ 1, trong đó, TP. Tân An của tỉnh nằm chính trong trục hành lang kinh tế này. Đây là hai yếu tố xác định vị thế và vai trò quan trọng của Long An trong chiến lược phát triển kinh tế chung của khu vực.
Theo Savills Việt Nam, Hiệp định này cho thấy cam kết của Chính phủ trong việc đưa Việt Nam trở thành một điểm đến hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo tại châu Á.
Khan hiếm dự án ở nội thành, bùng nổ dự án tại vùng ven, giá căn hộ cao kỷ lục… là những chuyển biến đáng chú ý của thị trường bất động sản TP. HCM trong 6 tháng đầu năm 2019.
Không ít trường hợp người mua được nhà ở xã hội (NƠXH) tìm cách bán hưởng lợi, hoặc cho thuê lại sai quy định. Trong khi đó, giá NƠXH ngày một cao khiến dư luận nghi ngờ chính sách nhà ở dành cho người thu nhập thấp đang biến tướng.
Xét năng lực chủ đầu tư, rà soát thực trạng dự án... là những bước kiểm tra quan trọng khi chọn mua một căn nhà hình thành trong tương lai.
Sự tăng trưởng kinh tế đã đưa thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh giáp ranh, những địa phương có tính liên kết về hạ tầng giao thông, lên một cấp độ phát triển mới.
Việc tiếp cận đất đai để thực hiện các dự án đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn do quy định pháp luật về đất đai chưa đồng nhất.
Tiếp cận đất đai không dễ dàng
Trong văn bản gửi lên Thủ tướng Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, kiến nghị tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp bất động sản, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho hay, đất đai là nguồn lực quan trọng có tính quyết định tới thành công của một dự án kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua việc tiếp cận đất đai cho các dự án kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn.
Theo JLL Việt Nam, Trung Quốc ngày nay dường như không còn là lựa chọn đầu tư sản xuất hàng đầu như giai đoạn trước năm 2012, và điều này đang tạo cơ hội cho sự phát triển sản xuất ở các nước Đông Nam Á, đáng chú ý nhất là Việt Nam và Indonesia.
Sự dịch chuyển các nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam đang tạo nên sức “nóng” rõ nét cho thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam.
CBRE Việt Nam đã chỉ ra, bất động sản công nghiệp sẵn có là sống lưng cho bất kỳ nền kinh tế sản xuất đang phát triển nào. Tại Việt Nam, bối cảnh này sẽ không có gì khác, và sẽ phụ thuộc rất nhiều về điều kiện thuận lợi của thị trường bất động sản công nghiệp.
Khi bất động sản (BĐS) công nghiệp lên ngôi, việc phát triển khu dân cư trong khu công nghiệp (KCN) nhằm tạo môi trường sống và làm việc tốt cho chuyên gia và người lao động trở thành xu hướng tất yếu để phát triển KCN bền vững.
Gần đây, phân khúc nhà ở bình dân tại các thành phố lớn đã được điều chỉnh theo hướng tích cực, nhưng trên thực tế, giá nhà ở vẫn không phù hợp với khả năng chi trả của số đông người dân.
Chênh lệch nguồn cung.
Chênh lệch nguồn cung
Thống kê của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, hiện có khoảng 60 - 70% dân số tại các đô thị Việt Nam, đặc biệt là tại 2 thành phố lớn là: Hà Nội và TP.HCM có nhu cầu mua nhà ở giá rẻ, nhưng nguồn cung của thị trường không đủ.
Tính đến thời điểm hiện tại, các dự án nhà ở giá rẻ mới chỉ đáp ứng được khoảng 33% nhu cầu của người dân; riêng trong năm 2018, sản phẩm nhà ở giá rẻ được tung ra thị trường chỉ chiếm khoảng 20% tổng số lượng sản phẩm, các căn hộ giá bán tầm 700 - 800 triệu đồng chỉ chiếm khoảng 5%, còn lại là những căn hộ có giá bán cao hơn.
Chính sách là con dao hai lưỡi, nếu chính sách không hài hoà mà vội vã sẽ “đẩy” thị trường bất động sản vào tình trạng “chao đảo”, tác động dây chuyền tới nhiều ngành nghề khác.
Tại hội thảo, ông Trần Công Khanh, Trưởng phòng Quản lý các khu công nghiệp TP.HCM (Hepza), cho biết hiện TP có khoảng 260.000 công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCX-KCN). Nhu cầu về chỗ ở của công nhân trong các KCX-KCN này rất lớn.
10 năm qua, thị trường Bình Dương được cho là khá ảm đạm dù hệ thống hạ tầng giao thông được đầu tư khá đồng bộ và liền kề TP.HCM. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay bỗng trở nên nhộn nhịp khi nhiều nhà đầu tư địa ốc dịch chuyển ra các tỉnh vùng ven.