Sự thay đổi này được các chuyên gia nhận định là điều tất yếu, đang dần phá vỡ tấm băng mỏng phủ lên thị trường nơi đây bấy lâu nay. Vậy nguyên nhân nào là đòn bẩy để bất động sản Bình Dương tiến vào thời kỳ hoàng kim?
Theo thông tin được công bố tại Diễn đàn cộng đồng thông minh Thế Giới (ICF), Bình Dương là đại diện đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam lọt vào danh sách Thành Phố Thông Minh của 21 quốc gia trên 6 Châu Lục. Tháng 8/2018, tỉnh Bình Dương đã chính thức được công nhận là thành viên thứ 106 của WTA và vinh dự đăng cai chuỗi các sự kiện nhân kỷ niệm 20 năm thành lập WTA.
Sự kiện này giúp thiết lập mối quan hệ của Bình Dương với các thành phố Thông Minh trên thế giới để trao đổi thông tin, công nghệ, kinh nghiệm, thu hút người lao động trong và ngoài nước.
Nguồn cung về bất động sản tại Bình Dương tăng nhanh và nhiều hơn trước, đặc biệt là các phân khúc đất nền, nhà phố (Nguồn: //tanphuockhanhvillage.vn/).
Với vị trí địa lý nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, sở hữu cộng đồng doanh nghiệp lớn, có nhiều cơ sở đào tạo nghề, nhiều trường đại học, tiện ích tiện nghi hiện đại. Hiện nay, tỉnh Bình Dương có mối quan hệ hợp tác và làm việc với hơn 65 quốc gia, vùng lãnh thổ với gần 20.000 người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tạo nên tiềm lực kinh tế, công nghệ, kinh nghiệm, tác phong làm việc chuyên nghiệp…
Ông Hoàng Nhật Trường (53 tuổi), nhà đầu tư chuyên đất nền Bình Dương chia sẻ với phóng viên: “Bình Dương hiện tại vẫn đang là miếng bánh ngọt rất lớn, nhiều cơ hội và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Nhất là trong thời điểm tình hình kinh tế thế giới nhiều biến động, Bình Dương sẽ là tỉnh thành được các công ty nước ngoài lựa chọn để đặt các nhà máy, khu chế biến, khu công nghiệp để sản xuất các mặt hàng, nhằm giảm mức thuế, tăng lợi nhuận.
Chính vì vậy, không lạ lùng khi đất nền Bình Dương đang tăng nhanh từng ngày và hầu như dự án nào ra mắt cũng đều nhận được sự quan tâm lớn”.
Ngoài việc được hưởng lợi từ tình hình chiến tranh thương mại, Bình Dương còn được đánh giá là một trong những tỉnh thành có chính sách “Trải chiếu hoa mời gọi đầu tư” và “Trải thảm đỏ mời gọi nhân tài” tốt nhất cả nước.
Tính lũy kế đến cuối tháng 10/2018, toàn tỉnh Bình Dương có 3.472 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 31,751 tỷ USD. Với kết quả này, Bình Dương đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn FDI. Trong đó, các khu công nghiệp do Becamex đầu tư tại Bình Dương đã thu hút 970 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký hơn 14 tỷ USD.
Hiện tại, Bình Dương đang triển khai đề án thành phố thông minh trên cơ sở nghiên cứu mô hình của các thành phố thông minh trên thế giới. Thời gian qua, Bình Dương cũng đang có nhiều sự lột xác rõ rệt như khi TP. Thủ Dầu Một được công nhận đô thị loại I; thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên được công nhận đô thị loại III.
Bất động sản Bình Dương được dự đoán sẽ quay trở lại thời kỳ hoàng kim trong giai đoạn 2019 - 2020.
Dự kiến sắp tới, nơi đây sẽ được đẩy mạnh đầu tư, quy hoạch hệ thống giao thông kết nối đa chiều như: nâng cấp mở rộng tuyến đường ĐT.743; Xây dựng cầu vượt tại Vòng xoay An Phú; Xây dựng cầu vượt tại Ngã tư 550; Tuyến giao thông Mỹ Phước - Tân Vạn kết nối các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Tuyến Metro số 3B kéo dài từ Ngã 6 cộng hòa - Hiệp Bình Phước.
Bên cạnh đó, một điểm mạnh tự thân lớn của Bình Dương là nơi đây có cơ cấu dân số vàng cùng GDP đầu người cao nhất cả nước. Theo số liệu của cục thống kê, hiện tại dân số của tỉnh Bình Dương là 2,144 triệu người, lao động nhập cư mỗi năm tăng 50.000 người, trong đó có 30.000 - 40.000 là các chuyên gia, người lao động, người tri thức. Theo đó, GDP đầu người của tỉnh là 119,7 triệu/người.
Thu nhập cao, dân số và lực lượng lao động ngày càng phát triển đã và đang kéo theo sự gia tăng nhu cầu về bất động sản tại Bình Dương. Cùng với nền kinh tế phát triển vượt trội, cơ sở hạ tầng hoàn thiện và chính sách đột phá trong thu hút đầu tư, Bình Dương đang thay đổi diện mạo rõ ràng và từng bước trở lại thời kỳ hoàng kim.
Theo nhiều chuyên gia nhận định, trong thời gian tới, giá bất động sản Bình Dương chắc chắn sẽ tiếp tục tăng nhanh, 2019 sẽ là năm thăng hoa của bất động sản công nghiệp và bất động sản nhà ở tại Bình Dương.
Theo H.Minh/Đầu tư Chứng khoán
//reatimes.vn/tro-lai-duong-dua-bat-dong-san-binh-duong-buoc-vao-thoi-ky-hoang-kim-36562.html?fbclid=IwAR2jU9VIBc54RJK85R33IZDC4bd9HlJF1p45mJKzfnvvmSO8HXCZ30Cpnx0
Chia sẻ:
Trước tình hình thị trường bất động sản TPHCM gặp nhiều khó khăn vì thủ tục hành chính quá nhiêu khê, các doanh nghiệp bất động sản đã về các tỉnh vùng ven để tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. Một trong những địa phương mà giới đầu tư hướng đến là thị trường Long An- đây được đánh giá một thị trường đầy tiềm năng, lại liền kề với TPHCM nơi nhu cầu nhà ở rất lớn nhưng không thể đáp ứng đầy đủ.
TP HCM Với số vốn chục tỷ đồng có thể tậu nhà phố dự án nằm ở ngoại thành, còn chọn nội thành chỉ mua được nhà trong hẻm.
Mấy ngày qua, một số ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động 0,1 - 0,2% một năm dù mùa kinh doanh cao điểm đến gần.
Hàng loạt công trình hạ tầng thành hình hài, một vóc dáng của TPHCM năng động, lột xác phát triển từng ngày. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, việc xây dựng nhà ở xã hội để bố trí cho những hộ gia đình thu nhập thấp là nhu cầu hết sức bức thiết.
Trong thị phần bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay, bất động sản sân golf đang dần trở thành kênh hấp dẫn, hút mạnh dòng tiền đầu tư và được các tập đoàn lớn đặc biệt quan tâm.
Sau hơn 10 năm gắn bó với lĩnh vực đầu tư, phát triển bất động sản, Tran Anh Group đã dồn tâm huyết và nguồn lực cho nhiều dự án quy mô trên đất Long An với mong muốn tạo dựng nên những khu đô thị mới, đẳng cấp và là nơi an cư lý tưởng cho mọi người.
Long An là một trong 7 tỉnh thuộc Vùng TP.HCM và nằm trong hành lang kinh tế trọng điểm phía Tây Nam dọc Quốc lộ 1, trong đó, TP. Tân An của tỉnh nằm chính trong trục hành lang kinh tế này. Đây là hai yếu tố xác định vị thế và vai trò quan trọng của Long An trong chiến lược phát triển kinh tế chung của khu vực.
Theo Savills Việt Nam, Hiệp định này cho thấy cam kết của Chính phủ trong việc đưa Việt Nam trở thành một điểm đến hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo tại châu Á.
Khan hiếm dự án ở nội thành, bùng nổ dự án tại vùng ven, giá căn hộ cao kỷ lục… là những chuyển biến đáng chú ý của thị trường bất động sản TP. HCM trong 6 tháng đầu năm 2019.
Không ít trường hợp người mua được nhà ở xã hội (NƠXH) tìm cách bán hưởng lợi, hoặc cho thuê lại sai quy định. Trong khi đó, giá NƠXH ngày một cao khiến dư luận nghi ngờ chính sách nhà ở dành cho người thu nhập thấp đang biến tướng.
Xét năng lực chủ đầu tư, rà soát thực trạng dự án... là những bước kiểm tra quan trọng khi chọn mua một căn nhà hình thành trong tương lai.
Sự tăng trưởng kinh tế đã đưa thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh giáp ranh, những địa phương có tính liên kết về hạ tầng giao thông, lên một cấp độ phát triển mới.
Việc tiếp cận đất đai để thực hiện các dự án đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn do quy định pháp luật về đất đai chưa đồng nhất.
Tiếp cận đất đai không dễ dàng
Trong văn bản gửi lên Thủ tướng Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, kiến nghị tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp bất động sản, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho hay, đất đai là nguồn lực quan trọng có tính quyết định tới thành công của một dự án kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua việc tiếp cận đất đai cho các dự án kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn.
Vừa qua, Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) đã có văn bản số 46 gửi đến Thủ tướng Chính phủ và Ban kinh tế T.W trình bày nhiều vấn đề cần phải tháo gỡ cho doanh nghiệp kinh doanh BĐS để phát triển lành mạnh và bền vững.
Theo JLL Việt Nam, Trung Quốc ngày nay dường như không còn là lựa chọn đầu tư sản xuất hàng đầu như giai đoạn trước năm 2012, và điều này đang tạo cơ hội cho sự phát triển sản xuất ở các nước Đông Nam Á, đáng chú ý nhất là Việt Nam và Indonesia.
Sự dịch chuyển các nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam đang tạo nên sức “nóng” rõ nét cho thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam.
CBRE Việt Nam đã chỉ ra, bất động sản công nghiệp sẵn có là sống lưng cho bất kỳ nền kinh tế sản xuất đang phát triển nào. Tại Việt Nam, bối cảnh này sẽ không có gì khác, và sẽ phụ thuộc rất nhiều về điều kiện thuận lợi của thị trường bất động sản công nghiệp.
Khi bất động sản (BĐS) công nghiệp lên ngôi, việc phát triển khu dân cư trong khu công nghiệp (KCN) nhằm tạo môi trường sống và làm việc tốt cho chuyên gia và người lao động trở thành xu hướng tất yếu để phát triển KCN bền vững.
Gần đây, phân khúc nhà ở bình dân tại các thành phố lớn đã được điều chỉnh theo hướng tích cực, nhưng trên thực tế, giá nhà ở vẫn không phù hợp với khả năng chi trả của số đông người dân.
Chênh lệch nguồn cung.
Chênh lệch nguồn cung
Thống kê của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, hiện có khoảng 60 - 70% dân số tại các đô thị Việt Nam, đặc biệt là tại 2 thành phố lớn là: Hà Nội và TP.HCM có nhu cầu mua nhà ở giá rẻ, nhưng nguồn cung của thị trường không đủ.
Tính đến thời điểm hiện tại, các dự án nhà ở giá rẻ mới chỉ đáp ứng được khoảng 33% nhu cầu của người dân; riêng trong năm 2018, sản phẩm nhà ở giá rẻ được tung ra thị trường chỉ chiếm khoảng 20% tổng số lượng sản phẩm, các căn hộ giá bán tầm 700 - 800 triệu đồng chỉ chiếm khoảng 5%, còn lại là những căn hộ có giá bán cao hơn.
Chính sách là con dao hai lưỡi, nếu chính sách không hài hoà mà vội vã sẽ “đẩy” thị trường bất động sản vào tình trạng “chao đảo”, tác động dây chuyền tới nhiều ngành nghề khác.
Tại hội thảo, ông Trần Công Khanh, Trưởng phòng Quản lý các khu công nghiệp TP.HCM (Hepza), cho biết hiện TP có khoảng 260.000 công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCX-KCN). Nhu cầu về chỗ ở của công nhân trong các KCX-KCN này rất lớn.