Sụt giảm nguồn cung bất động sản
Báo cáo Tổng quan thị trường bất động sản quý II của JLL cho biết, nguồn cung căn hộ mới ở thị trường Hà Nội và TP.HCM thấp nhất khi thị trường hồi phục từ năm 2014 đến nay.
Cụ thể, tại TP.HCM, lượng mở bán chính thức trong quý II đạt hơn 4.100 căn. Trong khi đó, tại Hà Nội, sau thời kỳ tăng trưởng mạnh, nguồn cung đến từ các dự án mở bán có xu hướng chậm lại, lượng mở bán trong quý II đạt 5.900 căn, chỉ gần bằng một nửa nguồn cung quý trước, chủ yếu đến từ các giai đoạn tiếp theo của các dự án hiện hữu. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ khi thị trường hồi phục vào năm 2014.
Báo cáo mới đây nhất của HoREA (Hiệp hội Bất động sản TP.HCM) cũng cho biết, bức tranh thị trường tại TP.HCM đang phải đối mặt với tình trạng ảm đạm về nguồn cung lẫn thanh khoản trong nửa đầu năm 2019.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2019, chỉ có 3 dự án nhà ở thương mại mới được Sở Xây dựng đề xuất UBND TP công nhận chủ đầu tư. Sở Xây dựng cũng đã đề xuất UBND TP chấp thuận đầu tư 10 dự án nhà ở thương mại, giảm 46 dự án (giảm 82,2%) so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 6 tháng qua, chỉ có 24 dự án đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai, với tổng số 7.313 căn hộ, giảm 10 dự án (giảm 29,4%), giảm 2.336 căn (giảm 24,2%) so với cùng kỳ năm 2018.
Lý giải về tình trạng nguồn cung sụt giảm mạnh, JLL cho rằng, tại TP.HCM, thủ tục phê duyệt các dự án kéo dài là nguyên nhân chính khiến bức tranh thị trường có sự ảm đạm.
Ngoài ra, việc các chính sách nghiêm ngặt đã điều chỉnh nguồn cung theo hướng bền vững hơn. Nhiều dự án buộc phải hoàn thành các nghĩa vụ pháp lý liên quan và giấy phép xây dựng trước khi tiến hành mở bán.
Việc siết chặt tín dụng bất động sản cao cấp cùng quỹ đất eo hẹp khu vực trung tâm Hà Nội là lý do khiến thị trường tại nơi đây có sự sụt giảm về nguồn cung.
Bất động sản có đang khan hàng?
Tình trạng nguồn cung sụt giảm nghiêm trọng khiến giới quan sát đang e ngại về tình trạng khan hàng có thể đang xảy ra. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, dù nguồn cung sụt giảm song tình trạng khan hàng chỉ là ảo bởi vốn đổ vào lĩnh vực bất động sản vẫn ồ ạt và tồn kho đang cao.
Theo ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, trong quý I/2019 Việt Nam đã thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản, trong đó chủ yếu là bất động sản công nghiệp.
Số liệu của Cục Thống kê TP.HCM công bố mới đây cho thấy trong nửa đầu năm 2019, địa phương này có 572 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn với tổng vốn đăng ký đạt 528 triệu USD. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng đầu về vốn đăng ký với 26 dự án, vốn đạt 225,9 triệu USD, chiếm 42,7% tổng vốn dự án được cấp phép mới.
Số liệu JLL
Lý giải các ý kiến băn khoăn về việc vì sao vốn ngoại đổ vào TP.HCM lớn song tình trạng sụt giảm nguồn cung vẫn mạnh, lãnh đạo Cục Thống kê TP.HCM cho rằng bất động sản là lĩnh vực đặc thù, từ khi đăng ký cấp phép, được cấp giấy chứng nhận đầu tư để triển khai dự án cần nhiều thời gian, thậm chí vài năm… Do đó, việc vốn ngoại đổ mạnh vào bất động sản TP.HCM cần độ trễ để triển khai thành dự án và không có mâu thuẫn với tình hình thực tế quy mô, nguồn cung sụt giảm trên thị trường này.
Chưa kể, thống kê của Bộ Xây dựng mới đây nhất cũng cho biết, lượng tồn kho bất động sản đang còn khoảng 20.000 tỷ đồng. Còn theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, con số tồn kho bất động sản sẽ còn cao hơn gấp rất nhiều lần với số liệu từ Bộ Xây dựng đưa ra.
HoREA cũng cho rằng, thống kê trong năm 2018 từ 65 doanh nghiệp niêm yết cho thấy, giá trị tồn kho đã lên đến 201.921 tỷ đồng, gấp gần 9 lần so với số liệu từ Bộ Xây dựng đưa ra.
Báo cáo từ JLL mới đây cũng cho biết, tỷ lệ giao dịch thành công trên thị trường bất động sản cũng có sự sụt giảm mạnh. Thống kê này cho thấy, tỷ lệ hấp thụ trên thị trường đang có xu hướng giảm, lực mua không lớn.
Có thể thấy, dù thị trường đang phải đối mặt với tình trạng nguồn cung sụt giảm song với lượng tồn kho lớn, vốn đổ vào lĩnh vực bất động sản cao cũng như lực cầu giảm thì tình trạng khan hàng là điều khó xảy ra./.
//reatimes.vn/thi-truong-bat-dong-san-khan-hang-that-hay-ao-37375.html
Chia sẻ:
10 năm qua, thị trường Bình Dương được cho là khá ảm đạm dù hệ thống hạ tầng giao thông được đầu tư khá đồng bộ và liền kề TP.HCM. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay bỗng trở nên nhộn nhịp khi nhiều nhà đầu tư địa ốc dịch chuyển ra các tỉnh vùng ven.
Việc rà phanh vào bất động sản là rất cần thiết song những con số đặt ra phải xem xét phù hợp để tránh đẩy thị trường vào tình trạng tê liệt. Đó là ý kiến của chuyên gia TS. Nguyễn Trí Hiếu.
http://reatimes.vn/siet-tin-dung-vao-bat-dong-san-can-thiet-nhung-da-du-36109.html
Gắn kết giữa khu công nghiệp và khu đô thị hướng tới những ngành nghề xanh tạo nên mô hình mới, đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng và tạo nên giá trị gia tăng lớn cho xã hội.
Theo thông tin mới nhất, khoảng 2-3 tháng nữa, đại trung tâm thương mại Vincom đầu tiên của Bình Dương sẽ được đưa vào vận hành.
Theo đề án quy hoạch vùng TP.HCM thì ba huyện Cần Giuộc, Bến Lức, Đức Hòa của Long An sẽ là đô thị vệ tinh của TP.HCM. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông và tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ sẽ là động lực với thị trường bất động sản Long An.
Gần đây, thị trường bất động sản Bình Dương trở nên nhộp nhịp, nhiều doanh nghiệp địa ốc bắt đầu thu mua quỹ đất trên diện rộng kéo theo dòng tiền của nhiều nhà đầu tư ồ ạt đổ về.
Năm 2019 là năm ghi dấu cuộc đổ bộ bán hàng ngoại tỉnh lớn nhất của doanh nghiệp địa ốc TP HCM trong một thập kỷ qua. Trong khi nhà đầu tư vừa và nhỏ sẵn sàng bỏ trên dưới 1 tỷ đồng để sở hữu đất nền vùng ven thì nhiều chủ đầu tư đang có động thái về đây gom quỹ đất triển khai dự án.
Long An đang nỗ lực thực hiện nhiều tuyến đường giao thông trọng điểm, kết nối với TP.HCM và các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, một làn sóng đầu tư mới của các doanh nghiệp (DN) lớn đang “tiến đến” Long An, đặc biệt dòng vốn "chảy" vào bất động sản ngày một tăng.
Từ cuối năm 2018, thị trường bất động sản công nghiệp đã trở thành từ khóa “hot” và được giới đầu tư tiếp tục săn đón. Sôi động hơn hết là những địa phương có nền công nghiệp phát triển như: Bình Dương, Bình Phước
Đây là tuyến đường kết nối các tỉnh Tây Nam bộ nằm trên trục hành lang biên giới kết nối các tỉnh Long An - Đồng Tháp - An Giang - Kiên Giang, là trục đấu nối các trục ngang của các tỉnh nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông liên khu vực trong vùng.
Dự án được đầu tư xây dựng sẽ góp phần giảm lưu lượng phương tiện trên tuyến N2 (đường Hồ Chí Minh) hiện đang quá tải
Tuyến đường này có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hóa, an ninh - quốc phòng của các tuyến vùng biên giới nói riêng và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long với nước bạn Campuchia nói chung.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Long An – Trần Văn Cần, dự án đầu tư xây dựng sẽ góp phần giảm lưu lượng phương tiện trên tuyến N2 (đường Hồ Chí Minh) hiện đang quá tải. Việc đầu tư xây dựng Quốc lộ N1, nhất là đoạn qua tỉnh Long An là rất cần thiết.
Cũng theo tỉnh Long An, dự án này được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt tại Quyết định số 922/QĐ-BGTVT ngày 19/4/2009 và quyết định số 235/QĐ-BGTVT ngày 11/02/2011 với quy mô công trình cấp IV đồng bằng. Tuy nhiên, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải tạm dừng triển khai, tạm giãn tiến độ thực hiện đầu tư, đến nay chưa được bố trí vốn thực hiện dự án.
Bình Dương là tỉnh có nền kinh tế tăng trưởng tốt, tập trung nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn của cả nước kéo theo sự phát triển về bất động sản. Đặc biệt, theo kế hoạch dịch chuyển doanh nghiệp về phía Bắc, bất động sản khu vực này được dự báo tạo nên một “cơn sóng” trong thời gian tới.
Từ đầu năm nay, TP.HCM liên tục công bố triển khai dự án giao thông với các tỉnh lân cận. Cú hích hạ tầng mới này sẽ là đòn bẩy cho thị trường bất động sản vệ tinh, vùng lân cận.
Những dự án hạ tầng giao thông sẽ là cú hích để thị trường địa ốc các tỉnh lân cận TP.HCM phát triển.
Đổ bộ dự án giao thông mới
Trong năm 2019, TP.HCM triển khai hàng loạt dự án giao thông kết nối với các tỉnh lân cận như: triển khai thực hiện các dự án xây mới đường cao tốc liên vùng phía Nam (Bến Lức - Nhơn Trạch - Long Thành) dài 59 km, quy mô 10 làn xe; hầm chui Mai Chí Thọ và cầu vượt Lương Định Của (quận 2); nút giao 3 tầng ở giao lộ Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7); đường song hành với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; đường nối đại lộ Võ Văn Kiệt đến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương; cầu vượt 2 chiều tại nút giao Ngã tư Bốn Xã (quận Bình Tân)…
Đến năm 2020, TP.HCM sẽ mở rộng đoạn Quốc lộ 1, từ nút giao Tân Kiên (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh) đến nút giao Bình Thuận (thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh) dài 2,5 km, mở rộng lên 35 m; làm đường cao tốc liên vùng phía Nam Thành phố là Bến Lức - Nhơn Trạch - Long Thành dài 59 km, quy mô 10 làn xe.
Sở Giao thông Vận tải TPHCM cho biết vừa trình UBND TPHCM dự thảo báo cáo về thực trạng, giải pháp phát triển hệ thống giao thông kết nối giữa TPHCM và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Theo đó, Sở GTVT kiến nghị UBND TPHCM thống nhất trình Quốc hội, Chính phủ, Bộ GTVT chỉ đạo chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hoàn thành đưa vào sử dụng tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn Bến Lức - Hiệp Phước trong năm 2019 và đoạn Hiệp Phước - Long Thành trong năm 2021.
Nếu nhìn lại cách đây 5 năm, việc lưu thông từ TPHCM về các tỉnh miền Tây, đặc biệt là một số đoạn qua "cửa ngỏ" Long An, vô cùng vất vả do kẹt xe nghiêm trọng. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, Long An đang trở thành một điểm đến mới của các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi tỉnh này đưa quyết sách giao thông phải đi trước một bước, giúp có kế hoạch mở rộng vùng đô thị TPHCM về Long An đi đúng hướng.
Theo nội dung của Quyết định số 568/QĐ-TTg, về “Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020”, có những phần liên quan đến tỉnh Bình Dương như sau.
Quỹ đất không còn, nguồn cung sụt giảm mạnh, phân khúc nhà giá rẻ cho người dân vì thế cũng bị co hẹp đến mức gần như “tuyệt chủng”.
TTTĐ - Khu công nghiệp (KCN) kết hợp Khu đô thị (KĐT) đã và đang là xu hướng phát triển của nhiều nước trên thế giới. Còn tại Việt Nam, khi quy hoạch khu công nghiệp, vấn đề nhà ở cho công nhân, phát triển đô thị liên kết chỉ mới được chú trọng trong thời gian gần đây.
Sau hơn 10 năm đóng băng, nay thị trường bất động sản Bình Dương đã trở nên sôi động, nhộn nhịp với sự xuất hiện của nhiều dự án. Tuy nhiên, thực tế những dự án đầy đủ các thủ tục pháp lý ước tính “trên đầu ngón tay”.
(PLVN) - Sau hơn 10 năm đóng băng, nay thị trường bất động sản Bình Dương đã trở nên sôi động, nhộn nhịp với sự xuất hiện của nhiều dự án. Tuy nhiên, thực tế những dự án đầy đủ các thủ tục pháp lý ước tính “trên đầu ngón tay”.
Sở hữu tiềm năng rực rỡ cùng quỹ đất dồi dào, bất động sản Bình Dương đang là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời cho những nhà đầu tư bất động sản.