0903495082
Banner mobi

Siết tín dụng vào bất động sản: Cẩn trọng con dao hai lưỡi phía sau chính sách

Siết tín dụng vào bất động sản: Cẩn trọng con dao hai lưỡi phía sau chính sách

Quyết định của Ngân hàng nhà nước có vội vàng?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến về dự thảo thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại, ngân hàng chi nhánh nước ngoài, trong đó đáng chú ý là một số quy định theo chiều hướng siết lại dòng tín dụng vào bất động sản, đặc biệt là phân khúc cao cấp khi hạn chế cho vay mua nhà đất từ 3 tỷ đồng trở lên. 

Nếu dự thảo Thông tư được thông qua, chắc chắn thị trường bất động sản sẽ chịu tác động, vào cả bên cung và cầu bất động sản, hay nói đúng hơn là "đánh" thẳng cả vào khách hàng và chủ đầu tư.

Dẫu biết, động thái đi trước, ngăn ngừa rủi ro cho vay bất động sản của NHNN là phù hợp. Ngay trong văn bản đóng góp ý kiến, Bộ Xây dựng cũng đề xuất kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản theo hướng thắt chặt nguồn tín dụng, giảm hạn mức cho vay đối với các dự án cao cấp và một chủ đầu tư có nhu cầu vay số lượng lớn cho nhiều dự án. Tuy nhiên, vai trò và trách nhiệm của NHNN cần được làm rõ hơn nữa trong việc điều hành chính sách tiền tệ làm sao để kinh tế thị trường không bị ảnh hưởng đột ngột, quá lớn. 

Còn nhớ vào thời gian từ năm 2007 - 2011, chính sách tiền tệ được nới lỏng năm 2007, chuyển sang thắt chặt năm 2008, rồi lại một lần nữa chuyển thành chính sách tiền tệ nới lỏng năm 2009 - 2010 để rồi kết thúc ở chính sách tiền tệ thắt chặt năm 2011. Điều đó phần nào đã cho thấy các chính sách của phía NHNN ít nhiều đã có những sai lầm, lại bị thay đổi thường xuyên và đột ngột ở mức độ cấp tập, với quy mô dày đặc. 

Chính sách là con dao hai lưỡi, nếu chính sách không hài hoà mà vội vã sẽ “đẩy” thị trường bất động sản vào tình trạng “chao đảo”, tác động dây chuyền tới nhiều ngành nghề khác.

Cụ thể, trong giai đoạn 2000 - 2007, lãi suất cho vay chỉ dao động trong khoảng 9 - 12% thì đến đầu năm 2008, phản ánh chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN nhằm kiềm chế lạm phát, mức lãi suất đã tăng lên 18,5% và tiếp tục tăng sau đó lên mức trên 21% vào cuối năm 2008. Trong năm 2009 và 2010, lãi suất cho vay trung dài hạn giảm nhẹ xuống còn khoảng 12 - 16%. Tuy nhiên đến năm 2011, trước tình hình lạm phát cao quay trở lại, một lần nữa lãi suất cho vay lại tăng vọt lên mức trên dưới 20%.

Theo giới phân tích, việc bùng nổ tín dụng năm 2007 có nguyên nhân trực tiếp từ sai lầm chính sách ngoại hối khi NHNN mua vào một phần lớn trong số vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam năm đó (lên tới 17,7 tỷ USD) mà không trung hòa đúng mức lượng tiền đồng đối ứng tung ra nền kinh tế. Cung tiền mở rộng quá mức đã trực tiếp thổi bùng tăng trưởng tín dụng dẫn đến bong bóng chứng khoán và bất động sản, làm tăng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.

Sang đến năm 2008, để kiềm chế lạm phát đã vọt lên trên 20%/năm trong bối cảnh cung tiền mở rộng quá mức, NHNN đã buộc phải thắt chặt cung tiền, và phải thắt chặt gấp và mạnh nhằm đưa nó trở lại mức tăng trưởng bình thường. Việc này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng khi bong bóng tài sản xì hơi, dẫn đến làm giảm mạnh chất lượng bảng cân đối tài sản của các ngân hàng thương mại do nợ xấu tăng đột ngột. Tuy là việc cần thiết phải làm để sửa sai cho chính sách nới lỏng tín dụng năm 2007 nhưng có lẽ NHNN đã quá vội vàng trong những bước đi chính sách của mình, làm thị trường bị “phanh gấp” mà không kịp điều chỉnh.

Tiếp đến, chính sách tiền tệ trong thời kỳ 2009 - 2010 lại được mở ra cũng hết sức dồn dập nên đã dẫn đến sự bùng nổ của thị trường tài chính với sự trở lại của các bong bóng tài sản, để rồi giai đoạn sau đó lại phải thắt chặt chính sách tiền tệ, dẫn đến sự suy sụp của thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng, kéo theo là sự đổ vỡ của thị trường bất động sản. 

Năm 2011, thực hiện Nghị quyết số 11 của Chính phủ về giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Theo đó, NHNN Việt Nam đã có những biện pháp cụ thể liên quan đến lĩnh vực bất động sản đó là thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán.

Với thông điệp thu hẹp tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất vừa được ngành ngân hàng phát đi, thì việc cả chủ đầu tư lẫn khách hàng trong lĩnh vực địa ốc phải đối mặt với khó khăn là một điều hiển hiện. Thực tế cho thấy, do khó khăn trong vay vốn nên nhiều doanh nghiệp chậm tiến độ dự án, vi phạm hợp đồng với khách hàng, thậm chí nhiều doanh nghiệp phải "bán tống bán tháo" dự án của mình vì không có đủ vốn để triển khai tiếp. Để tháo gỡ khó khăn các doanh nghiệp, nhà đầu tư đua nhau khuyến mại, giảm giá hoặc hỗ trợ chi phí, thủ tục vay ngân hàng nhưng đều không cải thiện được tình hình. Hàng loạt dự án bất động sản thời điểm đó phải ồ ạt giảm giá, nhiều nhà đầu tư phải rao bán chung cư dưới giá gốc, chấp nhận lỗ nặng để thu hồi vốn, trả nợ ngân hàng. Lý giải về nguyên nhân giảm giá, đại diện chủ đầu tư cho biết, do chính sách thắt chặt tín dụng, dù dự án đã bán được 70% lượng căn hộ, tuy nhiên nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn khi bước vào đợt nộp tiền thứ 2 theo tiến độ. Thêm nữa, trên thị trường xuất hiện tình trạng không có tiền phải bán tháo hàng. 

Việc siết chặt tín dụng đối với thị trường bất động sản lúc đó cũng khiến nhiều ngành nghề sản xuất trong lĩnh vực bất động sản cùng bị rơi vào khó khăn.

Những giai đoạn đã qua cho thấy chính sách đưa ra để ổn định thị trường là cần thiết nhưng thay vì điều chỉnh từng phân khúc, từng khu vực thị trường, các quyết định của NNHN lại điều chỉnh chung toàn bộ. Hệ quả là cả thị trường bị ảnh hưởng, những phân khúc cần phát triển thì bị kìm hãm, những tỉnh thành cần vốn để phát triển lại “đói” vốn.

Chính sách phải điều hoà

Theo giới phân tích, từ năm 2014 đến nay, thị trường bất động sản đã dần hồi phục và đang trên đà tăng trưởng. Cụ thể, thị trường đang ổn với tồn dư thấp; sức hấp thụ tốt, nguồn cung thiếu hụt trong khi nhu cầu sở hữu nhà còn rất lớn nên nguy cơ bong bóng bất động sản khó có thể xảy ra trong thời gian tới. Đáng chú ý, nếu siết tín dụng vào bất động sản, nhất là siết cho vay mua nhà trên 3 tỷ đồng có thể dẫn tới tồn kho ở phân khúc vốn đang được cho là “thừa”, kéo theo đó các ngành liên quan sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn GP Invest, ở góc độ vĩ mô, Chính phủ và NHNN cần xem xét chủ trương kiểm soát chặt tín dụng bất động sản để tránh gây ra những trục trặc vĩ mô. Khi thị trường bất động sản bị chậm lại cũng đồng nghĩa các ngành liên quan như vật liệu, sắt thép, xi măng, nội thất... bị ảnh hưởng và tác động ngược lại đến tăng trưởng GDP. Bởi vốn dĩ bất động sản là lĩnh vực quan trọng, kéo theo nhiều ngành nghề. 

Ông Hiệp cho rằng: “Chúng ta đang cầm một con dao sắc và nếu không cẩn thận thì dễ đứt tay. Nếu chính sách vận dụng tốt thì phát triển bất động sản sẽ thúc đẩy GDP tăng và ngược lại nếu không khéo sẽ dẫn đến thị trường phát triển quá nóng. Do vậy, việc sử dụng công cụ hành chính kiểm soát tín dụng như thế nào rất cần sự điều tiết hài hòa và không bất thường khiến cả thị trường 'chao đảo' lúc nóng lúc lạnh”.

Nếu siết tín dụng vào bất động sản, nhất là siết cho vay mua nhà trên 3 tỷ đồng có thể dẫn tới tồn kho ở phân khúc vốn đang được cho là “thừa”, kéo theo đó các ngành liên quan sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo anh Lê Tuấn, nhân viên sàn giao dịch tại Hà Đông: “Sàn đã quyết định hạ giá bán căn hộ cao cấp để có thể bán hàng nhanh hơn. Mức giá dù đã hạ khoảng 5 - 8% nhưng chưa thực sự hấp dẫn người mua. Nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng lo ngại khi 'ôm' căn hộ cao cấp bởi sợ không bán được nhưng vẫn phải oằn mình trả lãi vay ngân hàng. Còn người mua nhu cầu thực trong tháng vừa qua cũng chưa “thiết tha” vì vốn vay ngân hàng khó, và nếu có vay cũng phải đợi các thủ tục cho vay rất lâu. Hiện dòng sản phẩm cao cấp đang hướng nhiều hơn tới khách nước ngoài”.

Một giám đốc doanh nghiệp cho rằng, việc siết tín dụng bất động sản hiện nay không giải quyết trúng đích nguyên nhân cần giải quyết. Câu chuyện không nằm ở vấn đề là siết tín dụng bao nhiêu % vào bất động sản mà nằm ở câu chuyện nhu cầu thực của thị trường đến đâu.

“Quan sát thị trường có thể thấy, người có nhu cầu mua nhà bị ảnh hưởng nhiều nhất, đặc biệt những người mua ở thực, mua nhà lần đầu, họ thừa tiền mua phân khúc trung bình giá rẻ nhưng nguồn cung thiếu không có nhiều dự án để lựa chọn, mặt khác muốn cố lên một chút để vay mua căn hộ cao cấp thì lại không vay được tiền. Ai dám chắc người có 3 tỷ đồng không có nhu cầu mua ở thực? Họ có tiền, họ cần mua phân khúc cao cấp, trong khi bắt họ mua nhà giá rẻ là không công bằng”, vị giám đốc này cho hay.

Ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng: “Quan trọng là NHNN phải phân biệt được đối tượng được vay là đối tượng nào? Điều kiện thế nào để được vay và không được vay chứ nên quy định một cách cứng ngắc. Hơn nữa, khi người vay đã có tài sản thế chấp an toàn rồi thì tại sao không cho vay? Ví như tôi có nhà trăm tỷ rồi, tôi muốn mua 3 cái nhà 3 tỷ đồng cho con, tôi chưa bán được nhà nên tôi vay để mua trước thì sao lại cấm? Tóm lại, chính sách đưa ra không nên can thiệp vào thị trường mà nên thít chặt bằng một cách khác là quản lý nợ xấu. Các ngân hàng phải tự nâng cao trình độ quản lý của mình, nắm bắt rõ về thị trường, hiểu về chủ đầu tư và người mua nhà thì mới không để xảy ra nợ xấu”.

An An

//reatimes.vn/siet-tin-dung-vao-bat-dong-san-can-trong-con-dao-hai-luoi-phia-sau-chinh-sach-36117.html

 

Chia sẻ:
Siết tín dụng vào bất động sản: Cần thiết nhưng đã đủ?

Siết tín dụng vào bất động sản: Cần thiết nhưng đã đủ?

Việc rà phanh vào bất động sản là rất cần thiết song những con số đặt ra phải xem xét phù hợp để tránh đẩy thị trường vào tình trạng tê liệt. Đó là ý kiến của chuyên gia TS. Nguyễn Trí Hiếu. http://reatimes.vn/siet-tin-dung-vao-bat-dong-san-can-thiet-nhung-da-du-36109.html
Những lợi thế khi kết hợp giữa khu công nghiệp và đô thị

Những lợi thế khi kết hợp giữa khu công nghiệp và đô thị

Gắn kết giữa khu công nghiệp và khu đô thị hướng tới những ngành nghề xanh tạo nên mô hình mới, đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng và tạo nên giá trị gia tăng lớn cho xã hội.
Chuẩn bị khai trương đại trung tâm thương mại vincom đầu tiên của Bình Dương

Chuẩn bị khai trương đại trung tâm thương mại vincom đầu tiên của Bình Dương

Theo thông tin mới nhất, khoảng 2-3 tháng nữa, đại trung tâm thương mại Vincom đầu tiên của Bình Dương sẽ được đưa vào vận hành.
Hạ tầng giao thông rút ngắn khoảng cách Long An với TP.HCM

Hạ tầng giao thông rút ngắn khoảng cách Long An với TP.HCM

Theo đề án quy hoạch vùng TP.HCM thì ba huyện Cần Giuộc, Bến Lức, Đức Hòa của Long An sẽ là đô thị vệ tinh của TP.HCM. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông và tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ sẽ là động lực với thị trường bất động sản Long An.
Trở lại đường đua, bất động sản Bình Dương bước vào thời kỳ hoàng kim

Trở lại đường đua, bất động sản Bình Dương bước vào thời kỳ hoàng kim

Gần đây, thị trường bất động sản Bình Dương trở nên nhộp nhịp, nhiều doanh nghiệp địa ốc bắt đầu thu mua quỹ đất trên diện rộng kéo theo dòng tiền của nhiều nhà đầu tư ồ ạt đổ về.
Doanh nghiệp địa ốc ồ ạt kéo về, Bình Dương nóng đất

Doanh nghiệp địa ốc ồ ạt kéo về, Bình Dương nóng đất

Năm 2019 là năm ghi dấu cuộc đổ bộ bán hàng ngoại tỉnh lớn nhất của doanh nghiệp địa ốc TP HCM trong một thập kỷ qua. Trong khi nhà đầu tư vừa và nhỏ sẵn sàng bỏ trên dưới 1 tỷ đồng để sở hữu đất nền vùng ven thì nhiều chủ đầu tư đang có động thái về đây gom quỹ đất triển khai dự án.
VinGroup, Becamex, Him Lam, BRG, Ecopark và hàng loạt đại gia khác đang đổ bộ vào địa phương này lập

VinGroup, Becamex, Him Lam, BRG, Ecopark và hàng loạt đại gia khác đang đổ bộ vào địa phương này lập

Long An đang nỗ lực thực hiện nhiều tuyến đường giao thông trọng điểm, kết nối với TP.HCM và các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, một làn sóng đầu tư mới của các doanh nghiệp (DN) lớn đang “tiến đến” Long An, đặc biệt dòng vốn "chảy" vào bất động sản ngày một tăng.
Thị trường BĐS Bình Dương: Sóng “ngầm” dần lộ diện

Thị trường BĐS Bình Dương: Sóng “ngầm” dần lộ diện

Từ cuối năm 2018, thị trường bất động sản công nghiệp đã trở thành từ khóa “hot” và được giới đầu tư tiếp tục săn đón. Sôi động hơn hết là những địa phương có nền công nghiệp phát triển như: Bình Dương, Bình Phước
Long An kiến nghị đầu tư Quốc lộ N1 kết nối Long An – Đồng Tháp – An Giang

Long An kiến nghị đầu tư Quốc lộ N1 kết nối Long An – Đồng Tháp – An Giang

Đây là tuyến đường kết nối các tỉnh Tây Nam bộ nằm trên trục hành lang biên giới kết nối các tỉnh Long An - Đồng Tháp - An Giang - Kiên Giang, là trục đấu nối các trục ngang của các tỉnh nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông liên khu vực trong vùng. Dự án được đầu tư xây dựng sẽ góp phần giảm lưu lượng phương tiện trên tuyến N2 (đường Hồ Chí Minh) hiện đang quá tải Tuyến đường này có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hóa, an ninh - quốc phòng của các tuyến vùng biên giới nói riêng và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long với nước bạn Campuchia nói chung. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Long An – Trần Văn Cần, dự án đầu tư xây dựng sẽ góp phần giảm lưu lượng phương tiện trên tuyến N2 (đường Hồ Chí Minh) hiện đang quá tải. Việc đầu tư xây dựng Quốc lộ N1, nhất là đoạn qua tỉnh Long An là rất cần thiết. Cũng theo tỉnh Long An, dự án này được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt tại Quyết định số 922/QĐ-BGTVT ngày 19/4/2009 và quyết định số 235/QĐ-BGTVT ngày 11/02/2011 với quy mô công trình cấp IV đồng bằng. Tuy nhiên, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải tạm dừng triển khai, tạm giãn tiến độ thực hiện đầu tư, đến nay chưa được bố trí vốn thực hiện dự án.
Địa điểm “vàng” đầu tư bất động sản Bình Dương

Địa điểm “vàng” đầu tư bất động sản Bình Dương

Bình Dương là tỉnh có nền kinh tế tăng trưởng tốt, tập trung nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn của cả nước kéo theo sự phát triển về bất động sản. Đặc biệt, theo kế hoạch dịch chuyển doanh nghiệp về phía Bắc, bất động sản khu vực này được dự báo tạo nên một “cơn sóng” trong thời gian tới.
Cú hích về hạ tầng với bất động sản lân cận

Cú hích về hạ tầng với bất động sản lân cận

Từ đầu năm nay, TP.HCM liên tục công bố triển khai dự án giao thông với các tỉnh lân cận. Cú hích hạ tầng mới này sẽ là đòn bẩy cho thị trường bất động sản vệ tinh, vùng lân cận. Những dự án hạ tầng giao thông sẽ là cú hích để thị trường địa ốc các tỉnh lân cận TP.HCM phát triển. Đổ bộ dự án giao thông mới Trong năm 2019, TP.HCM triển khai hàng loạt dự án giao thông kết nối với các tỉnh lân cận như: triển khai thực hiện các dự án xây mới đường cao tốc liên vùng phía Nam (Bến Lức - Nhơn Trạch - Long Thành) dài 59 km, quy mô 10 làn xe; hầm chui Mai Chí Thọ và cầu vượt Lương Định Của (quận 2); nút giao 3 tầng ở giao lộ Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7); đường song hành với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; đường nối đại lộ Võ Văn Kiệt đến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương; cầu vượt 2 chiều tại nút giao Ngã tư Bốn Xã (quận Bình Tân)… Đến năm 2020, TP.HCM sẽ mở rộng đoạn Quốc lộ 1, từ nút giao Tân Kiên (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh) đến nút giao Bình Thuận (thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh) dài 2,5 km, mở rộng lên 35 m; làm đường cao tốc liên vùng phía Nam Thành phố là Bến Lức - Nhơn Trạch - Long Thành dài 59 km, quy mô 10 làn xe.
Sẽ triển khai xây dựng hàng loạt cao tốc, đường vành đai nghìn tỷ kết nối TP.HCM với các tỉnh lân cậ

Sẽ triển khai xây dựng hàng loạt cao tốc, đường vành đai nghìn tỷ kết nối TP.HCM với các tỉnh lân cậ

Sở Giao thông Vận tải TPHCM cho biết vừa trình UBND TPHCM dự thảo báo cáo về thực trạng, giải pháp phát triển hệ thống giao thông kết nối giữa TPHCM và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, Sở GTVT kiến nghị UBND TPHCM thống nhất trình Quốc hội, Chính phủ, Bộ GTVT chỉ đạo chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hoàn thành đưa vào sử dụng tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn Bến Lức - Hiệp Phước trong năm 2019 và đoạn Hiệp Phước - Long Thành trong năm 2021.
Sau Đồng Nai, đến lượt Long An muốn gần hơn với TPHCM bằng hàng loạt dự án giao thông kết nối quy mô

Sau Đồng Nai, đến lượt Long An muốn gần hơn với TPHCM bằng hàng loạt dự án giao thông kết nối quy mô

Nếu nhìn lại cách đây 5 năm, việc lưu thông từ TPHCM về các tỉnh miền Tây, đặc biệt là một số đoạn qua "cửa ngỏ" Long An, vô cùng vất vả do kẹt xe nghiêm trọng. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, Long An đang trở thành một điểm đến mới của các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi tỉnh này đưa quyết sách giao thông phải đi trước một bước, giúp có kế hoạch mở rộng vùng đô thị TPHCM về Long An đi đúng hướng.
2020 xây dựng đường cao tốc tp HCM, Thủ Dầu Một, Chơn Thành

2020 xây dựng đường cao tốc tp HCM, Thủ Dầu Một, Chơn Thành

Theo nội dung của Quyết định số 568/QĐ-TTg, về “Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020”, có những phần liên quan đến tỉnh Bình Dương như sau.
Nhà ở giá rẻ biến mất khỏi thị trường TP.HCM

Nhà ở giá rẻ biến mất khỏi thị trường TP.HCM

Quỹ đất không còn, nguồn cung sụt giảm mạnh, phân khúc nhà giá rẻ cho người dân vì thế cũng bị co hẹp đến mức gần như “tuyệt chủng”.
Khu công nghiệp kết hợp khu đô thị: Xu hướng tất yếu để phát triển kinh tế bền vững

Khu công nghiệp kết hợp khu đô thị: Xu hướng tất yếu để phát triển kinh tế bền vững

TTTĐ - Khu công nghiệp (KCN) kết hợp Khu đô thị (KĐT) đã và đang là xu hướng phát triển của nhiều nước trên thế giới. Còn tại Việt Nam, khi quy hoạch khu công nghiệp, vấn đề nhà ở cho công nhân, phát triển đô thị liên kết chỉ mới được chú trọng trong thời gian gần đây.
Dự án Phúc An Garden: Pháp lý minh bạch tạo niềm tin cho khách hàng muốn sở hữu đất nền

Dự án Phúc An Garden: Pháp lý minh bạch tạo niềm tin cho khách hàng muốn sở hữu đất nền

Sau hơn 10 năm đóng băng, nay thị trường bất động sản Bình Dương đã trở nên sôi động, nhộn nhịp với sự xuất hiện của nhiều dự án. Tuy nhiên, thực tế những dự án đầy đủ các thủ tục pháp lý ước tính “trên đầu ngón tay”.
Khách hàng “chật vật” săn dự án đất nền pháp lý “sạch” tại Bình Dương

Khách hàng “chật vật” săn dự án đất nền pháp lý “sạch” tại Bình Dương

(PLVN) - Sau hơn 10 năm đóng băng, nay thị trường bất động sản Bình Dương đã trở nên sôi động, nhộn nhịp với sự xuất hiện của nhiều dự án. Tuy nhiên, thực tế những dự án đầy đủ các thủ tục pháp lý ước tính “trên đầu ngón tay”.
Bất động sản Bình Dương - Miếng mồi ngon cho các nhà đầu tư bất động sản

Bất động sản Bình Dương - Miếng mồi ngon cho các nhà đầu tư bất động sản

Sở hữu tiềm năng rực rỡ cùng quỹ đất dồi dào, bất động sản Bình Dương đang là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời cho những nhà đầu tư bất động sản.
Mỗi năm tăng giá 20%, đây là phân khúc đang được nhiều nhà đầu tư nhòm ngó tại TPHCM

Mỗi năm tăng giá 20%, đây là phân khúc đang được nhiều nhà đầu tư nhòm ngó tại TPHCM

Công ty tư vấn JLL vừa công bố báo cáo thị trường BĐS quý 2/2019. Theo đó, phân khúc nhà liền thổ có mức tăng trưởng ấn tượng về giá.
Copyrights © 2019 CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN TRẦN ANH LONG AN. All rights reserved.
Zalo

TRẦN ANH GROUP - WEBSITE CHÍNH THỨC CHỦ ĐẦU TƯ

Dự Án

Liên Hệ