Gần đây, phân khúc nhà ở bình dân tại các thành phố lớn đã được điều chỉnh theo hướng tích cực, nhưng trên thực tế, giá nhà ở vẫn không phù hợp với khả năng chi trả của số đông người dân.
Chênh lệch nguồn cung
Thống kê của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, hiện có khoảng 60 - 70% dân số tại các đô thị Việt Nam, đặc biệt là tại 2 thành phố lớn là: Hà Nội và TP.HCM có nhu cầu mua nhà ở giá rẻ, nhưng nguồn cung của thị trường không đủ.
Tính đến thời điểm hiện tại, các dự án nhà ở giá rẻ mới chỉ đáp ứng được khoảng 33% nhu cầu của người dân; riêng trong năm 2018, sản phẩm nhà ở giá rẻ được tung ra thị trường chỉ chiếm khoảng 20% tổng số lượng sản phẩm, các căn hộ giá bán tầm 700 - 800 triệu đồng chỉ chiếm khoảng 5%, còn lại là những căn hộ có giá bán cao hơn.
Nhà ở giá rẻ mới đáp ứng được khoảng 33% nhu cầu. Ảnh: Mai Vân
Trong khi đó, 80% người dân thành thị không thể mua nhà tại những dự án nhà ở thương mại có chất lượng vào hàng tối thiểu và có giá bán thấp nhất trên thị trường, vì giá bán của những căn hộ này đã cao gấp 7 - 8 lần mức thu nhập mỗi năm của một hộ gia đình trung lưu.
Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 sẽ xây dựng khoảng 12,5 triệu m2 nhà ở, nhưng đến thời điểm hiện tại mới chỉ thực hiện được khoảng 4 triệu m2, do thiếu nguồn vốn đầu tư. Việc cân đối nguồn vốn ngân sách cho phát triển nhà ở xã hội gặp nhiều khó khăn, bố trí vốn không đủ theo tiến độ và nhu cầu.
Theo báo cáo từ Bộ Xây dựng, nhu cầu nhà ở của người dân thuộc phân khúc trung, cao cấp giá từ 25 triệu đồng/m2 trở lên chỉ chiếm từ 20 - 30% thị trường tùy từng địa phương, đô thị cụ thể và tập trung ở các đô thị lớn, các đô thị còn lại thì tỷ lệ này còn nhỏ hơn. Phân khúc nhà ở bình dân, nhà ở xã hội giá thấp dưới 25% chiếm tới 70 - 80% thị trường nhưng nguồn cung hiện nay lại đang mất cân đối.
Thị trường thiếu minh bạch
Theo đánh giá của các chuyên gia, giá cả hàng hóa bất động sản hiện nay, đặc biệt là giá nhà ở chưa ổn định, không phản ánh đúng giá trị thực của bất động sản, cũng như không phù hợp với khả năng chi trả của số đông. Nhiều đối tượng đầu cơ bất động sản vẫn hoạt động công khai, lợi dụng các yếu tố xã hội như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị... để đẩy giá lên cao thu lợi bất chính làm bất ổn thị trường.
Chuyên gia nghiên cứu thị trường thuộc Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - ông Vũ Quang Vinh cho biết, hiện nay có đến 70 - 80% các giao dịch được thực hiện thông qua đội ngũ môi giới, đầu cơ thực hiện mua đi bán lại để chi phối và chiếm lĩnh thị trường.
"Những đối tượng này có vốn đầu tư và am hiểu pháp luật nên họ thường liên kết với nhau lại để gom hàng, nâng giá bán, khiến cho người dân thu nhập thấp khó có điều kiện mua nhà, đất. Những người có thể mua được thì phải chịu mức chênh lệch tương đối cao do với giá thực tế", ông Vinh nói.
Ngoài ra, thị trường bất động sản còn chịu ảnh hưởng từ sự thiếu minh bạch của các cơ quan quản lý. Nhiều địa phương chưa thực hiện triệt để hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án, vẫn còn tồn tại cơ chế xin - cho trong việc giao dự án bất động sản, dễ phát sinh tiêu cực. Thiếu quyết liệt trong việc thu hồi dự án theo quy định của pháp luật đất đai hoặc tạm dừng các dự án không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và nhu cầu thực của thị trường.
"Nhà nước cần siết chặt cơ chế trong quản lý, giám sát góp phần bình ổn thị trường và tránh sự đầu cơ. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần nghiên cứu các quỹ tài chính để hỗ trợ dự án phát triển nhà ở giá rẻ", ông Vinh cho biết thêm.
Theo Mai Vân/Kinh tế Đô thị
//reatimes.vn/nha-o-gia-re-moi-dap-ung-duoc-khoang-33-phan-tram-nhu-cau-35869.html
Chia sẻ:
Việc rà phanh vào bất động sản là rất cần thiết song những con số đặt ra phải xem xét phù hợp để tránh đẩy thị trường vào tình trạng tê liệt. Đó là ý kiến của chuyên gia TS. Nguyễn Trí Hiếu.
http://reatimes.vn/siet-tin-dung-vao-bat-dong-san-can-thiet-nhung-da-du-36109.html
Gắn kết giữa khu công nghiệp và khu đô thị hướng tới những ngành nghề xanh tạo nên mô hình mới, đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng và tạo nên giá trị gia tăng lớn cho xã hội.
Theo thông tin mới nhất, khoảng 2-3 tháng nữa, đại trung tâm thương mại Vincom đầu tiên của Bình Dương sẽ được đưa vào vận hành.
Theo đề án quy hoạch vùng TP.HCM thì ba huyện Cần Giuộc, Bến Lức, Đức Hòa của Long An sẽ là đô thị vệ tinh của TP.HCM. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông và tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ sẽ là động lực với thị trường bất động sản Long An.
Gần đây, thị trường bất động sản Bình Dương trở nên nhộp nhịp, nhiều doanh nghiệp địa ốc bắt đầu thu mua quỹ đất trên diện rộng kéo theo dòng tiền của nhiều nhà đầu tư ồ ạt đổ về.
Năm 2019 là năm ghi dấu cuộc đổ bộ bán hàng ngoại tỉnh lớn nhất của doanh nghiệp địa ốc TP HCM trong một thập kỷ qua. Trong khi nhà đầu tư vừa và nhỏ sẵn sàng bỏ trên dưới 1 tỷ đồng để sở hữu đất nền vùng ven thì nhiều chủ đầu tư đang có động thái về đây gom quỹ đất triển khai dự án.
Long An đang nỗ lực thực hiện nhiều tuyến đường giao thông trọng điểm, kết nối với TP.HCM và các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, một làn sóng đầu tư mới của các doanh nghiệp (DN) lớn đang “tiến đến” Long An, đặc biệt dòng vốn "chảy" vào bất động sản ngày một tăng.
Từ cuối năm 2018, thị trường bất động sản công nghiệp đã trở thành từ khóa “hot” và được giới đầu tư tiếp tục săn đón. Sôi động hơn hết là những địa phương có nền công nghiệp phát triển như: Bình Dương, Bình Phước
Đây là tuyến đường kết nối các tỉnh Tây Nam bộ nằm trên trục hành lang biên giới kết nối các tỉnh Long An - Đồng Tháp - An Giang - Kiên Giang, là trục đấu nối các trục ngang của các tỉnh nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông liên khu vực trong vùng.
Dự án được đầu tư xây dựng sẽ góp phần giảm lưu lượng phương tiện trên tuyến N2 (đường Hồ Chí Minh) hiện đang quá tải
Tuyến đường này có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hóa, an ninh - quốc phòng của các tuyến vùng biên giới nói riêng và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long với nước bạn Campuchia nói chung.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Long An – Trần Văn Cần, dự án đầu tư xây dựng sẽ góp phần giảm lưu lượng phương tiện trên tuyến N2 (đường Hồ Chí Minh) hiện đang quá tải. Việc đầu tư xây dựng Quốc lộ N1, nhất là đoạn qua tỉnh Long An là rất cần thiết.
Cũng theo tỉnh Long An, dự án này được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt tại Quyết định số 922/QĐ-BGTVT ngày 19/4/2009 và quyết định số 235/QĐ-BGTVT ngày 11/02/2011 với quy mô công trình cấp IV đồng bằng. Tuy nhiên, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải tạm dừng triển khai, tạm giãn tiến độ thực hiện đầu tư, đến nay chưa được bố trí vốn thực hiện dự án.
Bình Dương là tỉnh có nền kinh tế tăng trưởng tốt, tập trung nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn của cả nước kéo theo sự phát triển về bất động sản. Đặc biệt, theo kế hoạch dịch chuyển doanh nghiệp về phía Bắc, bất động sản khu vực này được dự báo tạo nên một “cơn sóng” trong thời gian tới.
Từ đầu năm nay, TP.HCM liên tục công bố triển khai dự án giao thông với các tỉnh lân cận. Cú hích hạ tầng mới này sẽ là đòn bẩy cho thị trường bất động sản vệ tinh, vùng lân cận.
Những dự án hạ tầng giao thông sẽ là cú hích để thị trường địa ốc các tỉnh lân cận TP.HCM phát triển.
Đổ bộ dự án giao thông mới
Trong năm 2019, TP.HCM triển khai hàng loạt dự án giao thông kết nối với các tỉnh lân cận như: triển khai thực hiện các dự án xây mới đường cao tốc liên vùng phía Nam (Bến Lức - Nhơn Trạch - Long Thành) dài 59 km, quy mô 10 làn xe; hầm chui Mai Chí Thọ và cầu vượt Lương Định Của (quận 2); nút giao 3 tầng ở giao lộ Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7); đường song hành với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; đường nối đại lộ Võ Văn Kiệt đến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương; cầu vượt 2 chiều tại nút giao Ngã tư Bốn Xã (quận Bình Tân)…
Đến năm 2020, TP.HCM sẽ mở rộng đoạn Quốc lộ 1, từ nút giao Tân Kiên (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh) đến nút giao Bình Thuận (thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh) dài 2,5 km, mở rộng lên 35 m; làm đường cao tốc liên vùng phía Nam Thành phố là Bến Lức - Nhơn Trạch - Long Thành dài 59 km, quy mô 10 làn xe.
Sở Giao thông Vận tải TPHCM cho biết vừa trình UBND TPHCM dự thảo báo cáo về thực trạng, giải pháp phát triển hệ thống giao thông kết nối giữa TPHCM và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Theo đó, Sở GTVT kiến nghị UBND TPHCM thống nhất trình Quốc hội, Chính phủ, Bộ GTVT chỉ đạo chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hoàn thành đưa vào sử dụng tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn Bến Lức - Hiệp Phước trong năm 2019 và đoạn Hiệp Phước - Long Thành trong năm 2021.
Nếu nhìn lại cách đây 5 năm, việc lưu thông từ TPHCM về các tỉnh miền Tây, đặc biệt là một số đoạn qua "cửa ngỏ" Long An, vô cùng vất vả do kẹt xe nghiêm trọng. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, Long An đang trở thành một điểm đến mới của các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi tỉnh này đưa quyết sách giao thông phải đi trước một bước, giúp có kế hoạch mở rộng vùng đô thị TPHCM về Long An đi đúng hướng.
Theo nội dung của Quyết định số 568/QĐ-TTg, về “Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020”, có những phần liên quan đến tỉnh Bình Dương như sau.
Quỹ đất không còn, nguồn cung sụt giảm mạnh, phân khúc nhà giá rẻ cho người dân vì thế cũng bị co hẹp đến mức gần như “tuyệt chủng”.
TTTĐ - Khu công nghiệp (KCN) kết hợp Khu đô thị (KĐT) đã và đang là xu hướng phát triển của nhiều nước trên thế giới. Còn tại Việt Nam, khi quy hoạch khu công nghiệp, vấn đề nhà ở cho công nhân, phát triển đô thị liên kết chỉ mới được chú trọng trong thời gian gần đây.
Sau hơn 10 năm đóng băng, nay thị trường bất động sản Bình Dương đã trở nên sôi động, nhộn nhịp với sự xuất hiện của nhiều dự án. Tuy nhiên, thực tế những dự án đầy đủ các thủ tục pháp lý ước tính “trên đầu ngón tay”.
(PLVN) - Sau hơn 10 năm đóng băng, nay thị trường bất động sản Bình Dương đã trở nên sôi động, nhộn nhịp với sự xuất hiện của nhiều dự án. Tuy nhiên, thực tế những dự án đầy đủ các thủ tục pháp lý ước tính “trên đầu ngón tay”.
Sở hữu tiềm năng rực rỡ cùng quỹ đất dồi dào, bất động sản Bình Dương đang là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời cho những nhà đầu tư bất động sản.
Công ty tư vấn JLL vừa công bố báo cáo thị trường BĐS quý 2/2019. Theo đó, phân khúc nhà liền thổ có mức tăng trưởng ấn tượng về giá.