Dấu hiệu trục lợi
Để được mua NƠXH, người mua phải xét hồ sơ rất gian nan may ra đủ điều kiện mua. Thế nhưng, thời gian vừa qua rất nhiều đối tượng được mua NƠXH đã “vô tư” bán lại.
Mới đây, Cty CP Đầu tư và Thương mại Thủ Đô - chủ đầu tư dự án NƠXH Ecohome 3 (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) báo cáo Sở Xây dựng Hà Nội những trường hợp vi phạm khi mua nhà của dự án này. Theo quy định của pháp luật, mỗi hộ gia đình, cá nhân chỉ được giải quyết hỗ trợ nhà ở xã hội một lần. Tuy nhiên, có một số trường hợp được xét duyệt mua nhà ở xã hội Ecohome 1 và Ecohome 2 nhưng vẫn nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội Ecohome 3.
Qua kiểm tra bước đầu, chủ đầu tư phát hiện 4 trường hợp vi phạm các quy định về mua nhà ở xã hội. Cụ thể: Trần Thị L (mã hồ sơ D1-M1751); Ngô Thị Ngọc Ch (D1-M0243); Đinh Thị Thu Th (D1-M0290); Vũ Trung H (D1-M1158). Đối với các trường hợp nêu trên, chủ đầu tư đình chỉ quyền mua căn hộ, đồng thời báo cáo Sở Xây dựng Hà Nội xử lý theo quy định. Hiện, chủ đầu tư tiếp tục rà soát và báo cáo xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy định về NƠXH.
Hay như dự án NƠXH Phúc Đồng (Long Biên, Hà Nội) dự kiến bàn giao vào cuối năm 2019, nhưng đến thời điểm này các sàn bất động sản vẫn đua nhau rao bán với giá chênh từ 100- 200 triệu đồng/căn hộ. Theo giới thiệu nhân viên môi giới một sàn bất động sản, việc mua bán này là thỏa thuận giữa người có nhu cầu với chủ nhà diện được mua nhà ở xã hội đã ký được hợp đồng. Thỏa thuận 2 bên cũng chỉ bằng giấy viết tay và sau 5 năm mới đủ điều kiện sang tên chính thức theo quy định của nhà nước. Ngoài số tiền khách mua phải trả giá gốc cho chủ nhà, người có nhu cầu mua phải chịu thêm khoản chênh tùy vào từng căn hộ và số tầng. Căn ban công Đông nam tầng đẹp có giá chênh cao hơn hẳn những căn hộ có ban công hướng khác.
Tại dự án NƠXH Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) đưa vào sử dụng 4 năm nay đã xẩy ra tình trạng người dân tìm cách rao bán căn hộ của mình. Chị H.M, chủ một căn hộ tại đây cho hay: “Hiện nhà tôi đã có sổ đỏ và chỉ còn 1 năm nữa là được phép chuyển nhượng chính thức. Giá gốc căn hộ gần 14 triệu đồng/m2 nhưng hiện thị trường lên 22 triệu đồng/m2, thấy lãi thì tôi bán. Do chưa được phép chuyển nhượng nên chỉ thỏa thuận miệng và khách có thể cầm ngay sổ đỏ, đợi hơn 1 năm nữa sẽ chính thức sang tên”.
Ngoài bán trái quy định, các đối tượng còn “vô tư” cho thuê lại căn hộ. Tại dự án NƠXH Phạm Văn Đồng (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), giá cho thuê tại đây thường từ 5-7 triệu đồng/căn hộ. “Nhiều người còn cho thuê lại làm văn phòng vì khu này gần mặt đường và trung tâm”, một người sống trong tòa nhà cho biết.
Còn người dân tại khu NƠXH Ngô Thì Nhậm (Hà Đông) cũng thắc mắc dù là khu nhà ở dành cho đối tượng thu nhập thấp nhưng tầng hầm tòa nhà quá tải vì nhiều ô tô, thậm chí có cả những ô tô hạng sang.
Kẽ hở từ đâu?
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Chí Dũng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, việc xét duyệt hồ sơ ban đầu là của chủ đầu tư. Chủ đầu tư có trách nhiệm phát hiện và loại những hồ sơ vi phạm như: xác nhận hồ sơ sai, đã từng mua dự án NƠXH... Khi hồ sơ người mua nhà nộp lên Sở Xây dựng Hà Nội, một lần nữa sở này có trách nhiệm rà soát lại, dùng phần mềm tra cứu hồ sơ sẽ phát hiện ngay những trường hợp đã mua nhà ở xã hội trước đó. “Qua rà soát các hồ sơ mua nhà từ trước đến nay vẫn có trường hợp đã mua nhà một lần nhưng chủ đầu tư không phát hiện ra”, ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, hiện nguồn cung NƠXH ít nên mới xảy ra hiện tượng mua bán chênh tại một số dự án. Người dân cố tình nộp hồ sơ nhiều lần tại dự án NƠXH để trục lợi.
Theo luật sư Bùi Sinh Quyền, Trưởng văn phòng Luật sư Phúc Thọ, tiêu chí để lựa chọn người mua NƠXH rất gắt gao, trải qua nhiều bước thẩm định, chấm điểm hồ sơ người đăng ký mua nhà. Mặt khác quy định cũng cấm người mua NƠXH bán lại trước 5 năm. Tuy nhiên việc quy định cấm mua bán nhưng lại không có biện pháp xử lý. “Việc hậu kiểm sau khi khách hàng được duyệt hồ sơ mua nhà vẫn còn lỏng lẻo, dẫn đến nhiều người bán sang tay suất mua nhà để kiếm lời, trong khi người có nhu cầu ở thật lại bị loại, tạo ra sự bất công trong chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội”, luật sư Quyền nói.
Theo ông Quyền, hiện giá NƠXH ngày một cao, có nơi lên đến 17 triệu đồng/m2, mức giá này tương đương giá căn hộ thương mại nên cơ hội cho người thu nhập thấp không còn, chỉ có người có thu nhập cao mới mua được giá NƠXH dạng này.
Theo Ngọc Mai
//cafef.vn/bien-tuong-nha-o-xa-hoi-ke-ho-tu-dau-20190626091423937.chn
Chia sẻ:
Việc rà phanh vào bất động sản là rất cần thiết song những con số đặt ra phải xem xét phù hợp để tránh đẩy thị trường vào tình trạng tê liệt. Đó là ý kiến của chuyên gia TS. Nguyễn Trí Hiếu.
http://reatimes.vn/siet-tin-dung-vao-bat-dong-san-can-thiet-nhung-da-du-36109.html
Gắn kết giữa khu công nghiệp và khu đô thị hướng tới những ngành nghề xanh tạo nên mô hình mới, đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng và tạo nên giá trị gia tăng lớn cho xã hội.
Theo thông tin mới nhất, khoảng 2-3 tháng nữa, đại trung tâm thương mại Vincom đầu tiên của Bình Dương sẽ được đưa vào vận hành.
Theo đề án quy hoạch vùng TP.HCM thì ba huyện Cần Giuộc, Bến Lức, Đức Hòa của Long An sẽ là đô thị vệ tinh của TP.HCM. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông và tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ sẽ là động lực với thị trường bất động sản Long An.
Gần đây, thị trường bất động sản Bình Dương trở nên nhộp nhịp, nhiều doanh nghiệp địa ốc bắt đầu thu mua quỹ đất trên diện rộng kéo theo dòng tiền của nhiều nhà đầu tư ồ ạt đổ về.
Năm 2019 là năm ghi dấu cuộc đổ bộ bán hàng ngoại tỉnh lớn nhất của doanh nghiệp địa ốc TP HCM trong một thập kỷ qua. Trong khi nhà đầu tư vừa và nhỏ sẵn sàng bỏ trên dưới 1 tỷ đồng để sở hữu đất nền vùng ven thì nhiều chủ đầu tư đang có động thái về đây gom quỹ đất triển khai dự án.
Long An đang nỗ lực thực hiện nhiều tuyến đường giao thông trọng điểm, kết nối với TP.HCM và các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, một làn sóng đầu tư mới của các doanh nghiệp (DN) lớn đang “tiến đến” Long An, đặc biệt dòng vốn "chảy" vào bất động sản ngày một tăng.
Từ cuối năm 2018, thị trường bất động sản công nghiệp đã trở thành từ khóa “hot” và được giới đầu tư tiếp tục săn đón. Sôi động hơn hết là những địa phương có nền công nghiệp phát triển như: Bình Dương, Bình Phước
Đây là tuyến đường kết nối các tỉnh Tây Nam bộ nằm trên trục hành lang biên giới kết nối các tỉnh Long An - Đồng Tháp - An Giang - Kiên Giang, là trục đấu nối các trục ngang của các tỉnh nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông liên khu vực trong vùng.
Dự án được đầu tư xây dựng sẽ góp phần giảm lưu lượng phương tiện trên tuyến N2 (đường Hồ Chí Minh) hiện đang quá tải
Tuyến đường này có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hóa, an ninh - quốc phòng của các tuyến vùng biên giới nói riêng và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long với nước bạn Campuchia nói chung.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Long An – Trần Văn Cần, dự án đầu tư xây dựng sẽ góp phần giảm lưu lượng phương tiện trên tuyến N2 (đường Hồ Chí Minh) hiện đang quá tải. Việc đầu tư xây dựng Quốc lộ N1, nhất là đoạn qua tỉnh Long An là rất cần thiết.
Cũng theo tỉnh Long An, dự án này được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt tại Quyết định số 922/QĐ-BGTVT ngày 19/4/2009 và quyết định số 235/QĐ-BGTVT ngày 11/02/2011 với quy mô công trình cấp IV đồng bằng. Tuy nhiên, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải tạm dừng triển khai, tạm giãn tiến độ thực hiện đầu tư, đến nay chưa được bố trí vốn thực hiện dự án.
Bình Dương là tỉnh có nền kinh tế tăng trưởng tốt, tập trung nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn của cả nước kéo theo sự phát triển về bất động sản. Đặc biệt, theo kế hoạch dịch chuyển doanh nghiệp về phía Bắc, bất động sản khu vực này được dự báo tạo nên một “cơn sóng” trong thời gian tới.
Từ đầu năm nay, TP.HCM liên tục công bố triển khai dự án giao thông với các tỉnh lân cận. Cú hích hạ tầng mới này sẽ là đòn bẩy cho thị trường bất động sản vệ tinh, vùng lân cận.
Những dự án hạ tầng giao thông sẽ là cú hích để thị trường địa ốc các tỉnh lân cận TP.HCM phát triển.
Đổ bộ dự án giao thông mới
Trong năm 2019, TP.HCM triển khai hàng loạt dự án giao thông kết nối với các tỉnh lân cận như: triển khai thực hiện các dự án xây mới đường cao tốc liên vùng phía Nam (Bến Lức - Nhơn Trạch - Long Thành) dài 59 km, quy mô 10 làn xe; hầm chui Mai Chí Thọ và cầu vượt Lương Định Của (quận 2); nút giao 3 tầng ở giao lộ Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7); đường song hành với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; đường nối đại lộ Võ Văn Kiệt đến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương; cầu vượt 2 chiều tại nút giao Ngã tư Bốn Xã (quận Bình Tân)…
Đến năm 2020, TP.HCM sẽ mở rộng đoạn Quốc lộ 1, từ nút giao Tân Kiên (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh) đến nút giao Bình Thuận (thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh) dài 2,5 km, mở rộng lên 35 m; làm đường cao tốc liên vùng phía Nam Thành phố là Bến Lức - Nhơn Trạch - Long Thành dài 59 km, quy mô 10 làn xe.
Sở Giao thông Vận tải TPHCM cho biết vừa trình UBND TPHCM dự thảo báo cáo về thực trạng, giải pháp phát triển hệ thống giao thông kết nối giữa TPHCM và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Theo đó, Sở GTVT kiến nghị UBND TPHCM thống nhất trình Quốc hội, Chính phủ, Bộ GTVT chỉ đạo chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hoàn thành đưa vào sử dụng tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn Bến Lức - Hiệp Phước trong năm 2019 và đoạn Hiệp Phước - Long Thành trong năm 2021.
Nếu nhìn lại cách đây 5 năm, việc lưu thông từ TPHCM về các tỉnh miền Tây, đặc biệt là một số đoạn qua "cửa ngỏ" Long An, vô cùng vất vả do kẹt xe nghiêm trọng. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, Long An đang trở thành một điểm đến mới của các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi tỉnh này đưa quyết sách giao thông phải đi trước một bước, giúp có kế hoạch mở rộng vùng đô thị TPHCM về Long An đi đúng hướng.
Theo nội dung của Quyết định số 568/QĐ-TTg, về “Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020”, có những phần liên quan đến tỉnh Bình Dương như sau.
Quỹ đất không còn, nguồn cung sụt giảm mạnh, phân khúc nhà giá rẻ cho người dân vì thế cũng bị co hẹp đến mức gần như “tuyệt chủng”.
TTTĐ - Khu công nghiệp (KCN) kết hợp Khu đô thị (KĐT) đã và đang là xu hướng phát triển của nhiều nước trên thế giới. Còn tại Việt Nam, khi quy hoạch khu công nghiệp, vấn đề nhà ở cho công nhân, phát triển đô thị liên kết chỉ mới được chú trọng trong thời gian gần đây.
Sau hơn 10 năm đóng băng, nay thị trường bất động sản Bình Dương đã trở nên sôi động, nhộn nhịp với sự xuất hiện của nhiều dự án. Tuy nhiên, thực tế những dự án đầy đủ các thủ tục pháp lý ước tính “trên đầu ngón tay”.
(PLVN) - Sau hơn 10 năm đóng băng, nay thị trường bất động sản Bình Dương đã trở nên sôi động, nhộn nhịp với sự xuất hiện của nhiều dự án. Tuy nhiên, thực tế những dự án đầy đủ các thủ tục pháp lý ước tính “trên đầu ngón tay”.
Sở hữu tiềm năng rực rỡ cùng quỹ đất dồi dào, bất động sản Bình Dương đang là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời cho những nhà đầu tư bất động sản.
Công ty tư vấn JLL vừa công bố báo cáo thị trường BĐS quý 2/2019. Theo đó, phân khúc nhà liền thổ có mức tăng trưởng ấn tượng về giá.